huong-dan-viet-doan-van-nghi-luan-200-chu-ve-mot-dao-li-tu-tuong

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) 200 chữ bàn về một đạo lí, tư tưởng

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) 200 bàn chữ về một đạo lí, tư tưởng

1 / Mở đoạn:

  • Giới thiệu ýliên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí.
  • Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.

2/ Thân đoạn. ( 4 ý cơ bản )

a. Giải thích đề Giải thích đề.

b. Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng, đạo lí. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của tư tưởng, đạo lí.

c. Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại. Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.

d. Rút ra bài học nhận thức và hành động:

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

– Bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể: Phải làm gì? …

3/ Kết đoạn: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí. Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.  Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang