Đọc hiểu bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” (Nguyễn Khuyến).
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Vịnh khoa thi Hương (có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú,
+ Bố cục: Đề thực luận kết
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai câu đầu:
– Chủ yếu mang tính tự sự: kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu. Theo thông lệ do nhà nước mở, cứ 3 năm 1 lần.
– Nét đặc biệt: thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915 , 1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán).
– Từ lẫn chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.
→ Sự xáo trộn của trường thi…
2. Bốn câu tiếp:
– Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo trật tự của pháp, kết hợp với những từ giàu hình ảnh, âm thanh nhấn mạnh vào sự nhốn nháo ô hợp của trường thi.
– Sĩ tử thì nhếch nhác, lôi thôi. Trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt(sĩ tử nhếch nhác, mụ đầm thì váy lê,..)
→ Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp.
3. Hai câu cuối:
– Chủ yếu chuyển giọng trữ tình, lay gọi ai đó, thực chất là sĩ tử – những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, đừng quên nhục mất nước.
→ Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.
4. Nghệ thuật:
– Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, am thanh đảo trật tự cú pháp;
– Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm;
– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, giọng điệu trào phúng cay độc, manh mẽ của Tú Xương để đọc cho phù hợp những câu thơ có phép đối, những động từ, từ láy độc đáo.
5 . Ý nghĩa văn bản
Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến