Đọc hiểu bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).

Đọc hiểu bài thơ “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến).

I. Tìm hiểu chung:

Nguyễn Khuyến ((1835-1909), quê xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc.

Dương Khuê (1839-1902) người làng Vân Đình tỉnh Hà Đông, là người bạn thân thiết của Nguyễn Khuyến.

– Hai người kết bạn từ thuở thi đậu. Vì bất mãn quan trường, Nguyễn Khuyến từ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó.

– Nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này khóc bạn.

– Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư. Có  bản  dịch là Khóc bạn. Lâu nay quen gọi là Khóc Dương Khuê. Sau này tự tác giả dịch ra chữ Nôm.

– Bố cục: 4 phần

+  2 câu thơ đầu: nỗi đau ban đầu.
+  20 câu  tiếp: Hồi tưởng lại những kỷ niệm về tình bạn.
+  12 câu  tiếp: Tâm trạng day dứt khi bạn dứt áo ra đi.
+  4 câu  thơ  cuối: Trở lại nỗi đau mất  bạn.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Hai câu đầu:

– Câu thơ như tiếng thở dài

+ Hư từ “thôi”:  → tiếng  than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất.

+ Cách xưng hô “bác”:  → Sự trân trọng tình bạn người cao tuổi.

+ Hình ảnh: “man mác”, “ngậm ngùi”: → nỗi mát mát như chia sẻ với đất trời. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào chua xót.

– Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.

→ Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất. Câu thơ như một tiếng thở dài. Nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ  với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa.

2. Từ câu 3 đến câu 22:

–  Tình bạn chân thành, thuỷ chung gắn bó, tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của  tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

-Tiếng  khóc  như  giãi  bày,  làm  sông  lại  những  kỉ  niệm  của  tình  bạn  thắm  thiết:,  hay  tiếng  khóc  mang  cảm  hứng  nhân  sinh  của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

– Cùng thi đậu, cùng vui chơi, cùng nhau uống rượu, cùng gặp nhau một lần, cả hai cùng sống trong cảnh hoạn nạn và cùng đang trong tuổi già.

– Tình bạn keo sơn, thắm thiết. Bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.

–  Những câu thơ còn lại: Nỗi hẫng hụt mất mát. Mất bạn, Nguyễn Khuyến hẫng hụt, như mất đi một  phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn.

– Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay bạn mất, đau đớn vô cùng.

– Mất bạn trở nên cô đơn: Rượu ngon không muốn uống, thơ hay không muốn làm, tiếng đàn không gảy, giường đẹp treo lên.

– Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ “không” trong tổng số 14 từ để diễn tả một  cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất  bạn.

Tình bạn già mà vẫn keo sơn, gắn bó.

3. Nghệ thuật:

– Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

4. Ý nghĩa văn bản

– Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thuỷ chung, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách  Nguyễn Khuyến.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang