Biện pháp điệp âm, điệp vần, điệp thanh

bien-phap-diep-am-diep-van-diep-thanh

Biện pháp điệp âm, điệp vần, điệp thanh

1. Khái niệm.

– Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

2. Phân loại.

– Điệp phụ âm đầu.

+ Là sự lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.

Ví dụ minh họa:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Điệp vần.

+ Là sự cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.

Ví dụ minh họa:

“Là bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân ! ”

(Tiếng hát sang xuân, Tố Hữu )

– Điệp thanh.

Sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

Ví dụ minh họa:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

(Tây Tiến, Quang Dũng )

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.