Biện pháp ẩn dụ là gì?

an-du-la-gi

Biện pháp ẩn dụ

I. Ẩn dụ là gì?

– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các phương thức ẩn dụ.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

1. Ẩn dụ hình thức: Dựa trên nét tương đồng về hình thức giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

(Nguyễn Trãi)

2. Ẩn dụ cách thức: Dựa trên nét tương đồng về cách thức thực hiện hành động.

Ví dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

3. Ẩn dụ phẩm chất: Dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: 

“Thuyền về có nhớ bến chăng,.
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.

(Ca dao)

4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Dựa trên tương đồng về cảm giác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên.

(Trần Đăng Khoa)

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.