ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 8.
Câu 1. Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng (làm vào vở):
Trả lời:
Phương diện so sánh | Trò chơi cướp cờ | Cách gọt hoa thủy tiên |
Những điểm giống nhau (nội dung, đặc điểm hình thức) | + Dùng để giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. + Triển khai thông tin chính theo trình tự thời gian. + Đều dùng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh minh họa để bổ sung nội dung cho văn bản. | |
Những điểm khác nhau (nội dung, đặc điểm hình thức) | + Giới thiệu với bạn đọc về hình thức, cách chơi và luật chơi trò chơi cướp cờ. + Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi + Trình bày các bước cần thực hiện khi chơi. | + Giới thiệu các bước chuẩn bị và gọt của hoa thủy tiên. + Sử dụng các con số, thuật ngữ. + Giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện, trình bày các bước thực hiện gọt củ hoa thủy tiên. |
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ từ vài hay không. Vì sao?
Trước tiên, ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng bợt đi.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)
Từ đó cho biết số từ đảm nhận chức năng gì?
Trả lời:
Không thể lược bỏ từ vài vì nó thực hiện chức năng bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ “ngày”, làm cho câu văn trở nên rõ nghĩa hơn, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết hơn cho người đọc.
→ Chức năng của số từ chính là biểu thị số lượng.
Câu 3. Trình bày những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
Trả lời:
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.
+ Xác định được cấu trúc của văn bản.
+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.
+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.
+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.
Câu 4. Văn bản tường trình có những đặc điểm gì về cấu trúc và nội dung?
Trả lời:
Đặc điểm cấu trúc và nội dung của văn bản tường trình:
– Cấu trúc:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).
+ Địa điểm, thời gian viết (dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang phía bên phải của văn bản).
+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình (ghi chính giữa).
+ Người (cơ quan) nhận văn bản tường trình.
+ Nội dung tường trình.
+ Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan.
+ Kí tên.
– Nội dung.
+ Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc.
+ Tên cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng (nếu có).
+ Trình tự, diễn biến của sự việc, lưu ý nêu rõ nguyên nhân và hậu quả thiệt hại (nếu có).
+ Đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình.
+ Nội dung tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.
+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.
Câu 5. Vì sao khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt.
Trả lời:
Khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt vì:
+ Thể hiện mình là người có văn hóa.
+ Tôn trọng ý kiến người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình.
+ Mỗi người đều có một suy nghĩ, ý kiến khác nhau nên chúng ta cần tôn trọng ý kiến của họ.
+ Khi muốn đóng góp ý kiến cần thể hiện thái độ đúng mực, tôn trọng, mang sự cầu thị. Như vậy, chúng ta mới nhận được thái độ tôn trọng từ người khác.
Câu 6. Làm thế nào để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay?
Trả lời:
Để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cần:
+ Giữ gìn, bảo tồn và phát huy những truyền thống, nét đẹp văn hóa tốt đẹp ấy.
+ Giới thiệu, lan tỏa rộng rãi vẻ đẹp đến cho mọi người.
+ Có cho mình cách sống, cách suy nghĩ đúng đẹp, cao đẹp.
+ Mỗi người cần tự có ý thức trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại.
+ Các chính quyền, địa phương cần tu sửa lại những giá trị văn hóa có thể cải tạo.