Giáo án Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo)

giao-an-bai-8-ngu-van-7-sgk-chan-troi-sang-tao
Bài 8:

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT

(Văn bản thông tin)

(Thời lượng: 13 tiết)

 MỤC TIÊU

Học sinh đạt được:

  1. Năng lực

* Năng lực đặc thù

-Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản.

-Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản.

-Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản in hoặc văn bản điện tử.

-Nhận biết được đặc điểm và chức năng của số từ.

-Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

-Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

* Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

– Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

  1. 2. Phẩm chất

– Trung thực khi tham gia các hoạt động .

  1. I KIẾN THỨC

-Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: cấu trúc và đặc điểm hình thức:

+ HS nắm được cấu trúc của loại văn bản này thường có 3 phần:

+ HS nắm được  đặc điểm hình thức của văn bản.

-Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Thiết bị dạy học

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên

– Máy chiếu, máy tính

– Giấy A1 hoặc bảng phụ

– Phiếu học tập.

  1. Học liệu

– Tri thức ngữ văn

– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG : MỞ ĐẦU (Dự kiến thời lượng: 3 phút)
  3. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

  1. Nội dung:

GV yêu cầu HS cùng theo dõi video theo link sau và chia sẻ cảm nghĩ của mình nhé !

https://www.youtube.com/watch?v=c9QLRMZMr6A

  1. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS: Cảm xúc của HS

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS theo dõi Video Trò chơi dân gian: Cướp cờ và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem xong Video.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi

GV theo dõi, quan sát HS

* Sản phẩm dự kiến:

– Cảm xúc của HS:

+ Tạo không khí vui vẻ, thi đua, tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi.

+ Nhớ lại ký ức tuổi thơ …

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.

Mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hoá riêng, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, trò chơi, cách bài trí nhà cửa, chế biến món ăn, thưởng trà, chơi hoa,… Tất cả đều là những di sản văn hoá mà cha ông để lại. Những nét văn hoá ấy chảy trong huyết quản của chúng ta và được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Những văn bản thông tin trong bài học này sẽ giúp em nhận ra vẻ đẹp của những trò chơi dân gian, cách chơi hoa trong ngày Tết cổ truyền. Từ đó góp phần gìn giữ, lưu truyền và lan toả những vẻ đẹp của văn hoá dân tộc

B.HOẠT ĐỘNG:  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến thời lượng: 80 phút)

Hoạt động 1: Tri thức Ngữ văn.

  1. Mục tiêu:

– Hệ thống tri thức đọc hiểu về đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

  1. Nội dung:

GV yêu cầu HS  trình bày theo nhóm kết quả mà nhóm đã chuẩn bị ở nhà theo phiếu học tập đã giao, để hệ thống tri thức thể loại .

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. TRI THỨC NGỮ VĂN:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho các nhóm theo phiếu học tập sau:

(2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong PHT để  củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu.

Câu 1: Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, em có nhận xét gì về cấu trúc ?

Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

Phần 1: Giới thịêu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Vi dụ: Cách đọc sách hiệu quả,…).

Phần 2: Liệt kê những si cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện

Câu 2: Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, em có nhận xét gì về đặc điểm hình thức ?

Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,…), từ ngữ chi thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,…) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,…) để giới thiệu trình tự thực hiện; từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan; sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chi hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chi dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ. bạn,..) để chỉ người đọc.

Câu 3: Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin như thế nào ?

Văn bản thông tin cỏ thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động); theo quan hệ nhân qủa (trình bày thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả bằng một số từ ngữ như: lí do (của)…, nguyên nhân (của)…, vì, nên, do đó,…)’, theo mức độ quan trọng của thông tin (thông tin chính được ưu tiên trình bày trước hoặc được làm nổi bật bằng cách in đậm, tô màu, gạch dưới hoặc lặp đi lặp lại,…).

Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc hình bày thứ tự các bước cần thực hiện Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ 1: Hs trình bày theo nhóm.

Nhiệm vụ 2: Hs trả lời cá nhân.

– GV theo dõi, quan sát HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ HS đặt câu hỏi phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .

Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại văn bản : ….

I. TRI THỨC NGỮ VĂN:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

 

 

 

Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,…), từ ngữ chi thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,…) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,…) để giới thiệu trình tự thực hiện; từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan; sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chi hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chi dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ. bạn,..) để chỉ người đọc.

2. Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin .

Theo trật tự thời gian ; theo quan hệ nhân qủa ; theo mức độ quan trọng của thông tin …

Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin.

Hoạt động 2: Trải nghiệm cùng văn bản  (Dự kiến thời lượng: 80 phút)

  1. Chuẩn bị đọc:
  2. Mục tiêu:

– Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến chủ đề văn bản, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản thân với nội dung bài học.

– Bước đầu biết tưởng tưởng một số hình ảnh được nhắc đến trong văn bản Trò chơi cướp cờ.

– HS được chuẩn bị tâm thế, động cơ, hứng thú (sự tò mò, kích thích tìm hiểu về một trò chơi dàn gian mới) chuẩn bị cho việc đọc hiểu VB.

  1. Nội dung:

– Hướng dẫn  HS chỉ thực hiện việc quan sát nhanh hình thức của toàn bộ VB (hình thức trình bày, nhan đề, hệ thống đề mục, tranh minh hoạ, nguồn trích dẫn, …..)

– HS dự đoán về nội dung thông tin của VB dựa trên việc quan sát các dầu hiệu hình thức của VB như nhan đề, hình ảnh minh hoạ, nguồn trích dẫn, đọc lướt đoạn đầu và cuối của VB.

  1. Sản phẩm học tập:

Câu trả lời miệng của học sinh về nội dung thông tin của VB dựa trên việc quan sát các dầu hiệu hình thức của VB như nhan đề, hình ảnh minh hoạ, nguồn trích dẫn, đọc lướt đoạn đầu và cuối của VB.

  1. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát nhan đề và hình ảnh minh hoạ của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cuớp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động cá nhân: theo dõi SGK, quan sát ảnh SGK, chia sẻ với bạn về trò chơi cướp cờ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 1 – 2 HS trả lời cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv ghi nhận những câu trả lời thể hiện cảm nhận của các em .…

-GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Dựa trên kết quả trình bày của các em để  hướng dẫn học sinh cách chơi cướp cờ, lưu ý khi chơi…

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN.

1. Chuẩn bị đọc:

Tùy theo cảm nhận của HS:

+Cách chơi cướp cờ, lưu ý khi chơi…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Đọc văn bản
  2. Mục tiêu:

– Bước đầu vận dụng kĩ năng tưởng tượng trong quá trình đọc văn bản Trò chơi Cướp cờ.

– Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản.

  1. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS đọc trực tiếp văn bản

  1. Sản phẩm học tập:

Phần đọc của HS

  1. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS đọc trực tiếp văn bản

– Trong mục c, Hướng dẫn cách chơi, em hãy tìm từ ngữ chỉ trình tự thời gian ?

Gv có thể dùng kĩ thuật nói to suy nghĩ của mình để làm mẫu kĩ năng tưởng tượng. Ví dụ: “Cách ghi điểm trò chơi Cướp cờ ?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS đọc và lắng nghe văn bản theo hướng dẫn đọc

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS hoạt động cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV nhận xét góp ý cho cách đọc của HS: mức độ đọc trôi chảy, độ to, rõ; sư phù hợp của tốc độ đọc, cách ngăt nghi khi đọc.

 

2. Đọc văn bản :

-Từ ngữ chỉ trình tự thời gian : Đầu tiên, tiếp theo, sau đó, kết thúc

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Suy ngẫm và phản hồi:
  2. Mục tiêu: Giúp HS:

-Tìm hiểu thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong VB .

-Tìm hiểu mục đích và đăc điểm của VB .

-Tìm hiểu tác dụng biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ trong VB.

-Liên hệ, so sánh, kết nối VB với cuộc sống của HS .

  1. Nội dung:

– GV cho HS thảo luận nhóm

– HS làm việc nhóm trưng bày sản phẩm

  1. Sản phẩm học tập:

– Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh

  1. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu hoàn thành các phiếu học tập số 1,2,3,4,5.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:1,2,3,4,5

*Sản phẩm dự kiến:

Nhóm 1.

Câu 1: Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

-Người chơi chỉ đuợc lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình. Chi được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ

-Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào ngươi bạn chơi nữa.

-Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ.

Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc .Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vât hoặc được đội thua cõng một vòng quanh sân.

Nhóm 2.

Câu 2: Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Để ghi được điểm trong  chơi này, đội chơi phải chạy lên lừa lấy được cờ từ giữa sân sau tiếng hô của trọng tài và chạy về đến vạch của đội mình với cây cờ trên tay mà không bị bạn chơi ngăn cản hoặc đập (vỗ) nhẹ lên người.

Nhóm 3.

Câu 3: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

a. Muc đích của VB: Giới thiệu về cách thức thực hiện trò chơi cướp cờ

b. Các đặc điểm sau của VB đã góp phần thực hiện được mục đích đó

-Về cầu trúc: gồm 3 phần: (a) Giới thiệu mục đích của quy trình; (b) Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi; (c) Trình bày cách chơi.

-Về từ ngữ : sử dụng những từ ngữ chi thời gian như. đầu tiên, tiếp theo,

-Về loại từ : câu sử dụng nhiều động từ.

-Về đề mục: sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của VB như a. Mục đích, b. chuẩn bị, c. Hướng dẫn cách chơi.

-Về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. sử dụng hình ảnh minh hoạ cách chơi.

Nhóm 4.

Câu 4: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dựng gi trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

VB Trò chơi cướp cờ chủ yếu triển khai thông tin theo trật tự thời gian bởi vì tác giả đã mô tả rõ những việc cần chuẩn bi trước khi chơi, trình tự các bước chơi được mô tả bằng những từ ngữ như đầu tiên, tiếp theo, sau đó, kết thúc, Cách hiển khai thông tin như vậy gíup người đọc hình dung được các bước cần thực luận của trò chơi

Nhóm 5.

Câu 5: Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

Hình vẽ trò chơi trong VB làm cho thông tin được rõ ràng, giúp người đọc dễ nhận biết cách chơi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS các nhóm trình bày phiếu học tập của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3. Suy ngẫm và phản hồi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ và đặc điểm .

a. Mục đích của VB: Giới thiệu về cách thức thực hiện trò chơi cướp cờ

b. Các đặc điểm :

Vcầu trúc: gồm 3 phần: (a) Giới thiệu mục đích của quy trình; (b) Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi; (c) Trình bày cách chơi.

Về từ ngữ : sử dụng những từ ngữ chi thời gian như. đầu tiên, tiếp theo,

Về loại từ : câu sử dụng nhiều động từ.

Về đề mục: sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của VB như a. Mục đích, b. chuẩn bị, c. Hướng dẫn cách chơi.

-Về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Sử dụng hình ảnh minh hoạ cách chơi.

2.Cách triển khai văn bản thông tin:

VB Trò chơi cướp cờ chủ yếu triển khai thông tin theo trật tự thời gian : đầu tiên, tiếp theo, sau đó, kết thúc,

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời lượng: 4 phút)

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

– Nắm được những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi .

  1. Nội dung:

– GV cho HS thảo luận nhóm /cá nhân.

– HS làm việc nhóm/cá nhân  trưng bày sản phẩm

  1. Sản phẩm:

– Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh

  1. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu hoàn thành phiếu học .

Câu hỏi:  Trình bày những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ?

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên .

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động trả lời cá nhân .

*Dự kiến sản phẩm:

– Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động.

– Khi đọc, cần xem văn bản đã được trình bày theo cấu trúc rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa.

– Việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa.

– Cách triển khai trong văn bản như thế nào? Đã thể hiện được mối quan hệ với mục đích văn bản chưa?

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS trình bày phiếu học tập của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chốt kiến thức

III. LUYỆN TẬP.

 HS trình bày:

– Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động.

– Khi đọc, cần xem văn bản đã được trình bày theo cấu trúc rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa.

– Việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa.

– Cách triển khai trong văn bản như thế nào? Đã thể hiện được mối quan hệ với mục đích văn bản chưa?

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Vận dụng (Dự kiến thời lượng: 3 phút)

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

HS  biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống

  1. Nội dung:

– Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm cửa trò chơi dân gian (cướp cờ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

-Làm ở nhà, trên phiếu học tập gửi sản phẩm vào Zalo của GV.

  1. Sản phẩm:

– Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu hoàn thành phiếu học .

Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm cửa trò chơi dân gian (cướp cờ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

*Dự kiến sản phẩm:

Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm cửa trò chơi dân gian (cướp cờ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ như : Ipad, Smartphone, tivi, máy tính,..từ rất sớm. Chính vì vậy, rất nhiều đứa trẻ ít khi biết đến các trò chơi dân gian đầy thú vị. Và hơn cả, chúng ít khi biết rằng từ lâu, những trò chơi dân gian Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống con người từ xa xưa đến hiện đại. Sở dĩ những trò chơi dân gian lại lưu giữ được đến ngày nay vì nó có rất nhiều những ưu điểm mang lại hơn so với các trò có sử dụng các thiết bị công nghệ mà hàng ngày lũ trẻ tiếp xúc. Ngoài việc tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích thì những trò chơi dân gian còn giúp chúng ta rèn luyện những kỹ năng sống vô cùng thiết thực (điển hình như sự khéo léo, nhanh tay, lẹ mắt, giữ thăng bằng…). Đồng thời, nó giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Thêm vào đó, các trò chơi dân gian cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Và cũng chính vì những ưu điểm đó mà trò chơi dân gian đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam, khác biệt hoàn toàn so với các trò chơi công nghệ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS gửi sản phẩm lên Zalo của GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, .

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:

– Tìm đọc những văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

– Học bài, hoàn thiện sản phẩm GV đã chuyển giao nhiệm vụ.

– Chuẩn bị bài: Cách gọt củ hoa thuỷ tiên.

PHỤ LỤC

Văn bản 2:

CÁCH GỌT CỦ HOA THUỶ TIÊN (2 tiết)
(Theo Giang Nam)

  1. MỤC TIÊU

Học sinh đạt được:

  1. Năng lực

* Năng lực đặc thù

-Nhận biết được đặc điểm VB giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

-Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong VB chẳng hạn ( theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả. mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại)

Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngỏn ngữ trong một VB in hoặc VB điện tử.

-Nhận biết đuơc thông tin cơ bản cùa VB.

* Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

– Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

  1. 2. Phẩm chất

– Trung thực khi tham gia các hoạt động .

  1. I KIẾN THỨC

-Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: cấu trúc và đặc điểm hình thức:

+ HS nắm được cấu trúc của loại văn bản này thường có 3 phần:

+ HS nắm được  đặc điểm hình thức của văn bản.

-Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Thiết bị dạy học

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên

– Máy chiếu, máy tính

– Giấy A1 hoặc bảng phụ

– Phiếu học tập.

  1. Học liệu

– Tri thức ngữ văn

– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh nội dung bài học

  1. Nội dung:

– Gv yêu cầu học sinh suy nghĩ và  trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 Gv yêu cầu học sinh suy nghĩ và  trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc

– Khi quan sát một ai đó tí mần chăm sóc mọt nhành hoa hay một chậu cây, em có suy nghĩ như thế nào về họ? Hãy chia sẻ với bạn về điểu ấy.

– Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh hoạ và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về việc gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS thực hiện suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét và gợi dẫn vào bài học.

 

 

(Câu trả lời của học sinh)

 

Khi quan sát một ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em thấy họ cẩn thận, chăm chút từng tí một cho các nhanh hoa.

Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về hướng dẫn cách gọt hoa thủy tiên.

 

 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu:

– Vận dung kĩ năng đọc đã học ở bài trước, theo dõi trong quá trình đọc trực tiếp văn bản.

– Chia sẻ kết quả thực hiện ở nhà của nội dung trải nghiệm cùng văn bản.

  1. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS đọc văn bản.

Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh tự đọc thầm văn bản và vận dụng kĩ năng suy luận và tưởng tưởng để trả lời các câu hỏi.

– Nhiệm vụ 2: Gọi 1- 2 học sinh đọc to trước lớp và chia sẻ phần kết quả đọc

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS đọc văn bản.

Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh tự đọc thầm văn bản và vận dụng kĩ năng suy luận và tưởng tưởng để trả lời các câu hỏi.

– Nhiệm vụ 2: Gọi 1- 2 học sinh đọc to trước lớp và chia sẻ phần kết quả đọc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– 1- 2 học sinh đọc to trước lớp và chia sẻ phần trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV nhận xét góp ý cho cách đọc của HS: mức độ đọc trôi chảy, độ to, rõ; sư phù hợp của tốc độ đọc, cách ngăt nghi khi đọc.

– Gv gợi dẫn chuyển sang phần suy ngẫm và phản hồi .

 

I. Trải nghiệm cùng văn bản

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Suy ngẫm và phản hồi:

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

– Nhận biết được đặc điểm VB giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết đuọc cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong VB chẳng hạn (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả. mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại)

– Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngỏn ngữ trong một VB in hoặc VB điện tử.

– Nhận biết được thông tin cơ bản cùa VB.

  1. Nội dung:

– Tìm hiểu Đặc điểm văn bản thông tin, cách triển khai, yếu tố phi ngôn ngữ trong VB Cách gọt củ hoa thủy tiên

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. b. Tổ chức thực hiện:

2.2.1. Đặc điểm văn bản thông tin Cách gọt củ hoa thủy tiên

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV có thể hướng dẫn  HS Đọc lại tri thức Ngữ văn, dùng những hiểu biết về đặc điểm của VB thông tin gioi thiêu môt quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động để quan sát các dấu hiệu hình thức của VB và yêu cầu  HS  hoàn thành phiếu học tập sau:

Đặc điểm văn bản thông tin
1.Mục đích

 

…………………………………….
2.Cấu trúc văn bản: …………………………………….
3.Về đặc điểm hình thức …………………………………….

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS các nhóm trình bày phiếu học tập của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2.2 Suy ngẫm và phản hồi.

2.2.1 Đặc điểm văn bản thông tin cách gọt củ hoa thủy tiên

–  Câu trả lời phiếu ht số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 2.2.2. Các triển khai thông tin trong văn bản

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

Xác định thông tin cơ bản vá cách triển khai thông tin trong đoạn văn: “Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường,… Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành” Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS các nhóm trình bày phiếu học tập của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Suy ngẫm và phản hồi.

2..2 Cách triển khai thông tin trong văn bản 

 

– Thông tin cơ bản của đoạn văn là miêu tả cách thức gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên, cách triển khai thông tin của đoạn văn này là sự kết hợp giữa cách triển khai theo trật tự thời gian và theo mối quan hệ nhân quả

+ Việc triển khai thông tin theo trình tự thời gian được thể hiện qua cách miêu tả thứ tự thực hiện các thao tác như bóc vỏ củ và bao mầm, gọt bẹ củ, xén lá, cạo cuồng hoa,

+ Việc triển khai thông tin theo mối quan hệ nhân qủa được thể hiện qua cách tác giả lí giải lí do của việc “phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vần đang ngủ yên trong củ”

Tác dụng giúp cho người đọc hiểu hơn về cách thức thực hiện và ý nghĩa của bước gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên trong quá trình tạo ra một bát hoa thuỷ tiên đẹp.

2.2. 3 Yêu tố phi ngôn ngữ và tác dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

– Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gi? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động trả lời cá nhân .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS trình bày kết quả học tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chốt kiến thức

2.3.3  Yêu tố phi ngôn ngữ và tác dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản 

– Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB này là các hình ảnh minh hoạ

Tác dụng: tăng tính trực quan cho thông tin của VB, kết hợp với thông tin trong VB, giúp người đọc hình dung rõ về các bước cần thực hiện trong hoạt động gọt củ hoa thuỷ tiên, góp phần tạo hứng thú cho người đoc

 

 

   2.2.4 Sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv yêu cầu học sinh:

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động trả lời cá nhân .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS trình bày phiếu học tập của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chốt kiến thức

  1. Hoạt động : Luyện tập- Vận dung
  2. Mục tiêu: Giúp HS:

– Kết nối nội dung văn bản với bản thân

  1. Nội dung:Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện cảm xúc của em…
  2. Sản phẩm: Phần trả lời của học sinh.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv yêu cầu hs: Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được gắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu HS gửi sản phẩm lên Zalo của GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, .

– Phần trả lời của học sinh.

Sau khi đã chăm chút, gọt tỉa từ những củ hoa còn đang khô sần, xếp tròn ở một góc bàn để giờ đây nó đã trở thành một lọ hoa đẹp, tôi thật sự cảm thấy rất vui. Khi tự mình làm ra, chờ đợi thành quả để thành một lọ hoa đẹp như bây giờ, quả thật đó là một điều gì đó khá thú vị. Từ những ngày đầu bắt tay vào những công đoạn ngâm nước và gọt tỉa, tôi luôn mong rằng sản phẩm mình làm ra sẽ thành công, những bông hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Ngắm thành quả của mình, tôi mới thấy được những người nghệ nhân đã  thực sự kì công, tỉ mỉ đến mức nào. Thật là một thú vui tao nhã dành cho những người thưởng hoa, được ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết.

 

 Phụ lục:

Phiếu học tập số 1.

Đặc điểm văn bản thông tin cách gọt củ hoa thủy tiên
1. Mục đích Mục đích của VB là hướng dẫn cách gọt củ hoa thủỳ tiên
2. Cấu trúc văn bản: VB có cấu trúc gồm 3 phần: giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những thứ cần được chuẩn bị trước  khi thực hiện, trình bày các bước thực hiện.
3. Về đặc điểm hình thức. + Sử dụng các con số để đánh dấu  trình tự thực hiện và một số từ ngữ chỉ thời gian như: trước tiên, đầu tiên, trước khi, sau hai ngày

+ Sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh như: củ hoa, cuống hoa, thuỷ dưỡng , chỉnh lá, chỉnh hoa… sử dụng câu chứa nhiều động từ. +Sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông chính của VB

+Sử dụng tranh ảnh minh hoạ cách thức thực hiện.

Văn bản 3:

Đọc kết nối chủ điểm:

HƯƠNG KHÚC (2 tiết)
(Nguyễn Quang Thiều)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về năng lực
  3. Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù :

– Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết chủ đề của VB; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

– Liên hệ với chủ điểm của bài học để hiểu hơn về chủ điểm Nét đẹp văn hoá Việt.

  1. Về phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân , phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu thich những món ăn mang đậm chất quê hương Việt Nam.

  1. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC

– Kế hoạch dạy học, Sách giáo khoa, Sách giáo viên

– Phiếu học tập

– Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Hoạt động 1: Xác định vấn đề (5 phút)

  1. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học

  1. Nội dung:

Gv: Đưa ra câu hỏi gợi mở

Hs: Theo dõi và trả lời câu hỏi

Gv: Từ đó kết nối với văn bản

  1. Sản phẩm:

– Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của Gv

  1. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ ( Gv )

  • GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Có bạn nào đã ăn bánh khúc chưa? Hoặc bạn nào biết về cây rau khúc?
  • Gv chia sẻ hình ảnh cho các em xem.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

– Hs suy nghĩ câu trả lời

B3: Báo cáo thảo luận

– Hs đưa ra những cảm nhận , suy nghĩ cá nhân

B4: Đánh giá nhận định

– Gv nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (60 phút)

  • Trải nghiệm cùng văn bản
  1. Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách đọc và nắm được nội dung cơ bản của văn bản

Đọc hiểu văn bản:

  • Chuyển giao nhiệm: GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm thể hiện được cảm xúc của bài về chiếc bánh khúc qua những kỉ niệm tuổi thơ.
  • Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc theo nhóm, mỗi HS đọc một đoạn rồi chuyển HS khác.
  • Báo cáo, thảo luận: HS đọc văn bản, nhận xét cách đọc.
  • Kết luận, nhận định: GV nhận xét cách đọc của HS

  2.2  Tìm hiểu nội dung kết nối chủ đề

  1. Mục tiêu
  • Có thêm thông tin về một món ăn mang đậm chất quê hương Việt Nam đó là chiếc bánh khúc.
  • Đánh giá được thái độ của người viết.
  • Nội dung:

-Tìm hiểu hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ.

-Tìm hiểu tình cảm của tác giả.

-Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt

c)    Sản phẩm:

d)   Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ được miêu tả qua những chi tiết nào

 

* Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ cặp đôi bằng kĩ thuật lẩu băng chuyền

*   Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp

*   Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.

*    Từ cuối tháng 11, sáng tháng Giêng, tháng 2 thi rau khúc nở trắng đầy đồng.

*    Từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà.

Từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tình cảm của tác giả.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS chia sẻ về vấn đề: Người viết đã bày tỏ tình cảm thái độ gì về món bánh khúc? Em có đồng cảm với những cảm xúc ấy không?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ cặp đôi bằng kĩ thuật lẩu băng chuyền

*   Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp

*   Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.

–   Được thể hiện trực tiếp và gián tiếp.

+ Trực tiếp: Mùi thơm ngậy của rau khúc đổ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu anh quyện với mùi hành mỡ tỏa ra và làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi, một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị của bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người; Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường.

+ Gián tiếp: Thể hiện qua cách kể tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh; cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả  về tính chất như: thơm ngậy, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi...những biện pháp tu từ như: Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật, một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc

ð Tác giả có một tình yêu thiết tha với quê hương.

Nhiệm vụ 3:  Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ:

Từ văn bản “Hương khúc” em biết thêm điều gì về  văn hóa ẩm thực dân tộc ta?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ  cá nhân.

*   Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp

*   Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.

*    Món ăn được chế biến từ sản vật quê hương.

*    Chứa đựng sự tinh tế trong cách kết hợp nguyên liệu, gia vị

*    Chứa đựng dấu ấn của vẻ đẹp kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương gia đình

 

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 phút)

  1. Mục tiêu: Kết nối chủ điểm với văn bản Cách gọt củ hoa Thủy Tiên và văn bản Trò chơi cướp cờ.

b.    Nội dung: Em hãy viết môt đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về sự phong phú của bản sắc văn hóa Việt.

c.     Sản phẩm: Bài viết của HS

d.    Tổ chức thực hiện

  • Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trao đổi trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Qua 3 văn bản trên, em hãy viết môt đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về sự phong phú của bản sắc văn hóa Việt.
  • Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
  • Báo cáo, thảo luận: HS trả lời cá nhân, góp ý.
  • Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý.
 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

SỐ TỪ (1 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
  2. Năng lực:

Nhận biết được số từ, chức năng và ý nghĩa cúa nó.

– Xác định được số từ và phân biệt các loại số từ.

  1. 2. Phẩm chất:

– Yêu thương, tôn trọng

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu bài tập.
  3. Học liệu: Phần Thực hành Tiếng Việt (Thuộc chủ đề “ Nét đẹp văn hóa Việt”)

III.     TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 phút)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, dẫn vào bài học mới.
  3. Nội dung: Học sinh xác định những từ đã cho và cho biết thuộc loại từ nào.
  4. Sản phẩm: Bảng làm việc nhóm
  5. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu những từ sau lên màn hình: “Một, hai, ba, những, cả, mấy”. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời những từ trên thuộc từ loại nào trong thời gian 3 phút.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS cùng suy nghĩ, ghi đáp án ra bảng nhóm trong 2 phút (Kích cỡ bằng tờ A3)

B3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh làm, đọc đáp án của một vài nhóm. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định (GV)GV lắng nghe những đáp án của các nhóm, khen và thưởng sao (hoặc điểm) cho nhóm có kết quả đúng.

=> GV chốt: Trong các từ đã cho đó đều là số từ. Tuy nhiên trong tiết học hôm nay, các em sẽ được làm rõ hơn về đặc điểm và chức năng của số từ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Đó là các số từ.

 

  1. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT ( 10 phút)
  2. Mục tiêu:

– HS hiểu được số từ là gì.

– HS hiểu được đặc điểm và chức năng của số từ.

–  HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

  1. Nội dung:

GV hướng dẫn HS phân tích VD trong sgk  để nhận thấy được chức năng và đặc điểm của số từ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm trên bảng của HS.
  2. Tổ chức hoạt động

2.1 Đặc điểm và chức năng của số từ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV hướng dẫn hs phân tích vd trong sgk

-GV chiếu vd lên và yêu cầu học sinh phân biệt ý nghĩa của 2 câu sau:

+ Vd1:  Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

(Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)

+Vd2 Đã dậy chưa hả trầu

Tao hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi

 

(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)

–                 Hỏi: Các từ in đậm trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

–                 Từ “hai” với từ “vài” khác nhau ở chỗ nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV định hướng cho hs theo tri thức tiếng việt trong sgk.

–         Từ “hai” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “cái răng”, “lưỡi liềm”.

–         Từ “vài” bổ sung ý nghĩa cho từ lá.

ð  Cả hai đều là số từ chỉ số lượng. Từ “hai” chỉ con số cụ thể, chính xác. Từ “vài” chỉ con số ước chừng.

+Vd3: GV chiếu cho hs xem tiếp ví dụ 3:

Bước 1: : Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Bạn Lan ngồi bàn thứ ba từ trên bảng xuống.

–         Hỏi: Từ in đậm trên bổ sung ý nghĩa gì trong câu?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

–         HS quan sát và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV định hướng cho hs theo tri thức tiếng việt trong sgk.

Từ “thứ ba” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “bàn”, đứng sau danh từ. Gọi là số từ chỉ số thứ tự.

 

Đặc điểm và chức năng của số từ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Vd1+vd2: Đều là số từ, đứng trước danh từ gọi là số từ chỉ số lượng. Số tư chỉ số lượng  có hai loại, số từ chỉ số lượng chính xác và số từ chỉ số lượng ước chừng.

-Vd3:  Là số từ chỉ số thứ tự.

 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu

– HS hiểu rõ hơn về số từ.

–  HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập

  1. Nội dung:

GV hướng dẫn câu hỏi (1) trong SGK,

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm trên bảng của HS.
  2. Tổ chức hoạt động

Bài tập 1:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi (1) đồng thời chiếu đề lên máy chiếu:

Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:

 

a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,…tượng trưng cho cờ.

 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Trò chơi cướp cờ)

 

b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.

 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Trò chơi cướp cờ)

 

c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nung.

 

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)

 

d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.

 

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

 

đ.  Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.

 

(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

 

 

 

Bài tập 1:

 

Câu Số từ được   sử dụng Chức năng của số từ
a một Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ vòng tròn, cây cờ.
b hai Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ người, đội.
c hai Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ ngày.
d hai Bổ sung ý nghĩa về thứ tự cho danh từ thứ.
đ dăm Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ cái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau:

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

(Thánh Gióng)

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.(Ca dao)

c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.(Sự tích Hồ Gươm)

d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình.

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài tập (2) cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận

Ở câu hỏi (2) đại diện các nhóm trình bày trước lớp ý kiến.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv  nhận xét và chốt

 

Bài tập 2:

 

 

Câu Số từ được sử dụng Ý nghĩa của số từ
a sáu

 

hai

Biểu thị số thứ tự của danh từ.

Biểu thị số lượng chính xác.

b mười Biểu thị số lượng chính xác.
c hai, ba Biểu thị số thứ tự của danh từ.
d một, rưỡi Biểu thị số lượng chính xác.

Bài tập 3: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV yêu cầu HS làm việc theo cặp,

– Đọc lại đoạn văn đã viết ở câu hỏi 6 (văn bản Trò chơi cướp cờ), trang 47. Xác định số từ có trong đoạn văn (nếu chưa có thì hãy bổ sung ít nhất một số từ) và chỉ ra chức năng của (những) số từ đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài tập ứng dụng (3 phút)

B3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện HS trả lời trước lớp.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét, bổ sung

Bài tập 3: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 4
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả đối với các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau:

a.“Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)

b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm nhóm

B3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện HS trả lời trước lớp.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv nhận xét, bổ sung

 

Bài tập 4:

Từ ngữ được đánh dấu Nghĩa thông thường Nghĩa được hiểu theo dụng ý của tg trong văn bản Cách gọt củ hoa thuỷ tiên
Chuẩn vị Có vị đúng chuẩn. Có vẻ đẹp đúng chuẩn (nói về vẻ đẹp hoa thuỷ tiên xưa).
Ngoan Dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em). (Chiếc lá) dễ uốn nắn, dễ tạo hình nhất.

Bài tập 5:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trong tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn “Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi.” (Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm bài tập cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận

Ở câu hỏi  đại diện các nhóm trình bày trước lớp ý kiến.

GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv  nhận xét và chốt

Bài tập 5:

 

Về các từ cho, biếu, tặng:

–                   Điểm giống nhau về nghĩa: chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả.

–                   Điểm khác nhau: ba từ trên có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng:

+ Cho: thường dùng trong trường hợp người trên/ lớn tuổi hơn trao cho người dưới/ nhỏ tuổi hơn hoặc dùng giữa những người ngang hàng/ bằng tuổi nhau, biểu thị sắc thái bình thường, thân mật.

+ Biếu: thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/ lớn tuổi hơn, biểu thị sự tôn trọng, thành kính.

+ Tặng: được dùng để chỉ ý “cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến”, có thể dùng trong nhiều trường hợp (giữa người trên/ lớn tuổi và người dưới/ nhỏ tuổi hơn hoặc giữa những người ngang hàng/ bằng tuổi nhau). Tặng (ví dụ: tặng quà sinh nhật cho nó, tặng anh ấy một món quà, tặng mẹ một bó hoa,…) thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt như: sinh nhật, ngày lễ,…

Trong trường hợp câu văn của Nguyễn Quang Thiều, từ biếu được chọn dùng là hoàn toàn phù hợp vì đó là trường hợp “chị tôi” (người dưới) mang những chiếc bánh khúc nóng hổi đến để trao cho “bà ngoại tôi” (người trên). Cách sử dụng từ biếu trong trường hợp đó thể hiện được sự kính trọng của tác giả dành cho bà ngoại mình. Cách diễn đạt như vậy cho thấy những chiếc bánh khúc ấy không chỉ là những hiện vật về mặt vật chất mà nó còn gói trọn tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng mà người cho dành cho người nhận.

 

Hoạt động 4: TỔNG KẾT (3 phút)

  1. Mục tiêu: HS ghi nhớ những nội dung chính trong tiết học.
  2. Nội dung: GV cho HS tổng kết ngắn sau buổi học.
  3. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS viết vào phiếu theo kĩ thuật 3-2-1 trong đó:

3: 3 từ khoá kiến thức trong tiết học

2: 2 bài học con học được

1: 1 câu hỏi/ thắc mắc cần được giải đáp

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh ghi câu trả lời vào phiếu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

Một vài HS chia sẻ trước lớp.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Gv  nhận xét và chốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản 4: 

Đọc mở rộng theo thể loại:

KÉO CO (1 tiết)

(Trần Thị Ly)

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực

* Năng lực đặc thù

-Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản.

-Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản in hoặc văn bản điện tử.

* Năng lực chung

– Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên, thu thập được thông tin của văn bản và giải quyết vấn đề được đặt ra..

– Tự chủ và tự học.

  1. 2. Phẩm chất

– Tự tin, trung thực khi tham gia các hoạt động ngoại khoá.

  1. I THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên

– Máy chiếu, máy tính

– Giấy A1 hoặc bảng phụ

– Phiếu học tập.

  1. Học liệu

– Tri thức ngữ văn

– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG : MỞ ĐẦU (Dự kiến thời lượng: 3 phút)
  2. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

  1. Nội dung:

GV yêu cầu HS xem các hình ảnh và trả lời câu hỏi

  1. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về trò chơi dân gian “Kéo co” và trả lời câu hỏi

Trò chơi được t chức vào dịp nào? Số đội tham gia trò chơi? Dụng cụ chính để chơi là gì? Em có nhận xét gì về trang phục?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi

GV theo dõi, quan sát HS

* Sản phẩm dự kiến:

– Câu trả lời của HS:

+ Trò chơi Kéo co được tổ chức vào dịp lễ tết, lễ hội cổ truyền, hội thao, hoạt động ngoại khoá, dã ngoại,…

+ Tham gia trò chơi có 2 đội

+ Dụng cụ chính: Sợi dây dài chắc, dẻo,…

+ Trang phục: đa dạng ( không bắt buộc)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào bài học.

 “Kéo co” là một môn thể thao rèn luyên sức khoẻ và là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia vào các dịp lễ hội.

B.HOẠT ĐỘNG:  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến thời lượng: 35 phút)

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu:

– Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học

  1. Nội dung:

HS  sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NHIỆM VỤ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần  Hướng dẫn đọc

– GV lưu ý HS chú ý  các đặc điểm văn bản thông tin.

– Mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích văn bản

– Trình tự triển khai của văn bản

– Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đối với mục đích văn bản?

– HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, đánh giá.

I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ CHUẨN BỊ NỘI DUNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, mục đích của văn bản
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và sản phẩm của các nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Tìm hiểu văn bản Kéo co

– GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ thông qua bảng kiểm.

BẢNG KIỂM
Yêu cầu   Văn bản: Kéo co
Những đặc điểm của văn bản
Mục đích văn bản
Cách triển khai thông tin
Phương tiện phi ngôn ngữ
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi trong bảng kiểm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Tìm hiểu chi tiết

– Thể loại: Văn bản thông tin – giới thiệu  quy tắc, luật lệ trò chơi Kéo co

– Đặc điểm :

Cấu trúc 4 phần

+ Người chơi.

+ Chuẩn bị.

+ Cách chơi.

+ Quy định trò chơi.

Về hình thức:

Các mục trong bài được kí hiệu theo các phần a,b,c,d.

Sử dụng các số từ chỉ số lượng.

Sử dụng các từ ngữ miêu tả chi tiết về trò chơi kéo co.

Dùng hình ảnh minh họa.

=> Các đặc điểm này giúp làm sáng tỏ mục đích của văn bản.

– Mục đích văn bản: Giới thiệu cách chơi và những quy định về trò chơi rất phổ biến trong dân gian: Kéo co.

– Cách triển khai thông tin: Trình bày theo trật tự thời gian (thứ tự các bước cần thực hiện) .

– Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh hoạ trong văn bản.

– Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ: giúp người đọc dễ hình dung cụ thể hơn về trò chơi kéo co.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm cơ bản của một văn bản thông tin qua các văn bản đã học.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin để nắm thêm được những đặc điểm đặc trưng thể loại

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.


Viết:

VIẾT VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực
  3. Năng lực chung

Biết đặc điểm của văn bản tường trình.

– Biết viết văn bản đảm bảo các bước, chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa- rút kinh nghiệm.

– Viết được văn bản tường trình đầy đủ, rõ ràng, đúng quy cách.

  1. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực phân tích được kiểu văn bản..

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

– Năng lực viết, tạo lập văn bản.

  1. 2. Phẩm chất:

– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
  2. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi và nêu các tình huống cho HS: Em đã từng viết tường trình chưa? Trong trường hợp nào? Trong những tình huống sau, theo em tình huống nào cần viết tường trình?

Tình huống 1: Bạn Nhật Nam thường xuyên đi học muộn.

Tình huống 2: Trong giờ thực hành, em vô tình làm hỏng dụng cụ thí nghiệm

Tình huống 3: Lớp em muốn xin phép giáo viên chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ của bản thân.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết một văn bản tường trình..

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách viết một văn bản tường trình

  1. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với một văn bản tường trình.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS, dựa vào SGK hoạt động cặp đôi.

+ Văn bản tường trình là gì?

+ Quan sát mẫu văn bản tường trình trong SGK và cho biết khi viết văn bản tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì đối với kiểu văn bản?.

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Tìm hiểu văn bản tường trình:

1. Khái niệm

-Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây ra hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại( nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.

2/ Yêu cầu đối với kiểu văn bản

a.     Về hình thức, bố cục cẩn có:

Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Địa điểm, thời gian viết.

+ Tên văn bàn và tóm tắt sự việc tường trình

+ Người (cơ quan) nhận bản tường trình

+ Thông tin người viết tường trình

Nội dung tường trình:

+ Diễn biến sự  việc: Nguyên nhân- hậu quả- trách nhiệm.

Phẩn kết thúc :

Lời đề nghị, lời hứa, chữ ký và tên người viết tường trình.

b. Về nội dung, thông tin cần bảo đảm

+ Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.

+Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.

+ Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.

Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo

  1. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 59) hoạt động nhóm các câu hỏi sau.

Gv chia 2 nhóm: + Nhóm 1,2 : câu 1,2

+ Nhóm 3,4: câu 3,4

1/ Xác định phần mở đầu, nội dung tường trình và kết thúc của văn bản trên?

2/ Phần mở đầu của văn bản trên trình bày những nội dung gì?

3/ Nội dung tường trình của văn bản trình bày những thông tin gì?

4/ Những nội dung nào đã trình bày ở phần kết thúc của văn bản?

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV bổ sung, khi viết văn bản tường trình cần lưu ý.

– Xác định đúng tình huống cần viết tường trình.

– Sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp.

– Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

II. Phân tích ví dụ

1/ Văn bản trên gồm: 3 phần

+ Mở đầu: gồm các mục 1a, 1b,1c,1d,1đ

+ Nội dung: gồm các mục 2a, 2b,2c,2d

+ Kết thúc: gồm các mục 3a,3b,3c

2/ Phần. mở đầu:

·        Quốc hiệu tiêu ngữ

·        Địa điểm, thời gian viết tường trình

·        Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình

·        Người nhận

·        Thông tin người viết.

3/ Nội dung tường trình:

Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc…

Nguyên nhân của sự việc

Hậu quả của sự việc

Trách nhiệm của người viết tường trình.

4/ Kết thúc:

Lời đề nghị và lời hứa của người viết.

Chữ ký và tên của người viết tường trình.

 

 

Hoạt động 3: Thực hành theo quy trình viết

  1. Mục tiêu: Nắm được cách viết văn bản tường trình
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS thu được và văn bản tường trình vừa tạo lập.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK. Hãy cho biết để viết văn bản tường trình cần thực hiện theo những bước nào?

GV cho HS xem video tình huống và thực hiện trả lời câu hỏi.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu)

Đề tài: Xác định nội dung, và kiểu bài viết:

Đề tài của bài viết này là gì?

+ Tôi muốn viết về nội dung gì?

+ Kiểu bài này là gì?

Mục đích viết: Xác định mục đích giao tiếp:

+ Mục đích viết bài này là gì?+ Viết để thông báo hay để trình bày?

Người đọc: Xác định đối tượng giao tiếp:

+ Người đọc của tôi có thể là ai?

+ Họ đã biết điều gì về vấn đề tôi định viết?

+ Điều gì có thể làm họ quan tâm? Họ muốn biết thêm việc gì?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý: Tên văn bản ? Nội dung tường trình là gì? Trình tự diễn biến sự việc: nguyên nhân, hậu quả, trách nhiệm người viết, cam đoan/ hứa.

Lập ý: Cần đảm bảo bố cụ mấy phần? Nội dung từng phần?

Bước 3: Viết bài

+ Theo em, thế nào là một bài viết bản tường trình đạt yêu cầu?

+ Một bài viết bản tường trình đạt yêu cầu cần thoả mãn/ đáp ứng những tiêu chí nào?

+ Đọc bảng kiểm văn bản tường trình trong SGK và cho biết có cần bổ sung hay điều chỉnh tiêu chí nào không? Vì sao?

+ Nêu câu hỏi về những điều chưa rõ liên quan đến các tiêu chí (nếu có).

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Bước Những việc cần làm. Ý nghĩa
     

HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi và hoàn thành vào bảng trên:

– Hướng dẫn HS làm bài:

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Thực hành viết:

Đề bài: Hãy viết tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Các bước thực hiện quy trình viết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết – Xác định đề tài:

VD: Bản tường trình về việc…

–         Xác định mục đích giao tiếp

–         Xác định đối tượng giao tiếp.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

 

Bước 3: Viết bài

– Viết thành văn bản tường tường trình dựa trên cơ sở dàn ý .

-Tôn trọng sự thật, trình bày trung thực, đầy đủ khách quan những sự việc đã xảy ra.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Bảng kiểm văn bản tường trình

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: bài làm của học sinh, nội dung kết quả dự kiến.
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
   
  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Nội dung kết quả dự kiến.
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số văn bản tường trình để tham khảo cách viết.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

Bảng kiểm văn bản tường trình

Các phần của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Phần mở đầu Tên quốc hiệu: viết in hoa, ở trên cùng và giữa văn bản
Tiêu ngữ:viết chữ thường, canh giữa dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối(-), ở giữa văn bản
Địa điểm, thời gian viết văn bản:đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang phía bên phải của văn bản
Tên văn bản:viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản.
Dòng tóm tắt sự việc tường trình:viết chữ thường,dặt dưới tên văn bản, ở giữa văn bản
Trình bày thông tin về người nhận theo đúng quy cách
Trình bày một số thông tin cơ bản của người viết văn bản
Nội dung tường trình Ghi rõ thời gian và địa điểm xảy ra sự việc
Xác định rõ tên của ( những) người có liên quan( nếu có)
Nêu rõ nguyên nhân và hậu quả của sự việc( nếu có)
Xác định rõ người chịu trách nhiệm( nếu có) và trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
Phần kết thúc Nêu rõ ( những) đề nghị (nếu cần thiết)
Nêu rõ lời cam đoan/ lời hứa
Có chữ ký và họ tên của người viết

 


Nói và nghe:

TRAO ĐỔI MỘT CÁCH XÂY DỰNG, TÔN TRỌNG CÁC Ý KIẾN KHÁC BIỆT (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực
  3. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

  1. Năng lực đặc thù:

– Trao đổi một cách tôn trọng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

  1. Phẩm chất:

– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT

– PHT

– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm:HS  lên trình bày những ý kiến mà mình đã thu thập được.

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv đưa ra vấn đề thảo luận cho cả lớp.

– Gv tổ chức trò chơi “Gặp gỡ”:

        GV phát cho HS Chiếc đồng hồ in trên giấy. GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: Mỗi HS sẽ hẹn gặp với những HS khác ở những múi giờ khác nhau để tra đổi những thông tin, ý kiến của nhau về vấn đề mà giáo viên đưa ra. Những bạn đã tham gia hẹn hò ở múi giờ nhất định rồi thì không tham gia hẹn hò với bạn khác ở múi giờ đó nữa. Sau 2 phút, Bạn nào gặp gỡ nhiều bạn nhất thì sẽ chiến thắng.  HS chiến thắng sẽ lên trình bày những ý kiến mà mình đã thu thập được. Hoặc GV có thể gọi ngẫu nhiên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS tham gia trò chơi.

– GV quan sát, lắng nghe.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

– HS  lên trình bày những ý kiến mà mình đã thu thập được.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV lắng nghe, tiếp thu cảm nhận của hs và dẫn dắt vào bài mới.

       Trò chơi “Gặp gỡ” đã giúp các em biết thêm những ý kiến khác nhau trong cùng một vấn đề, trao đổi một cách xây dựng và học cách tôn trọng ý kiến của người khác. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.

Hs lắng nhe, quan sát và chơi trò chơi.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

ÔN TẬP (1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về năng lực
  3. Năng lực riêng

– Hệ thống các kiến thức đã học về văn bản thông tin, đặc điểm chức năng của số từ, văn bản tường trình.

  1. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

– Năng lực viết, tạo lập văn bản.

– Năng lực sáng tạo.

  1. Về phẩm chất:

– Cảm nhận và yêu những nét đẹp văn hóa Việt mà cha ông để lại.

– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

– Sống lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– SGK, SGV.

– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

– Máy chiếu, máy tính.

– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

– Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS kết nối với kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi và củng cố bài học.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán tên văn bản:

 

– Gv yêu cầu hs quan sát những bức tranh trên và cho biết bức tranh đó liên quan tới văn bản nào đã học? Những văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì?

– Hs tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.

– Gv kết luận, dẫn vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ 1: Củng cố tri thức về năng lực đọc

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện các bài tập 1, 2, 3 trong SGK/65.

– Nhóm 1,2 làm BT số 1

– Nhóm 3 làm BT số 2

– Nhóm 4 làm BT số 3

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả;

– GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Bài tập 1:

 

         Văn bản

 

Phương

diện so sánh

Trò chơi cướp cờ Cách gọt củ hoa thủy tiên
Những điểm giống nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức…) là kiểu văn bản thông tin, có các bước, kiến thức khoa học. là kiểu văn bản thông tin, có các bước, kiến thức khoa học.
Những điểm khác nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức …) Hướng dẫn một trò chơi. Hướng dẫn cách chăm sóc hoa.

 

Bài tập 2:

– Không thể lược bỏ đi từ “vài” vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.

– Trong ngôn ngữ học, số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó. Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.

Bài tập 3:

– Lưu ý đọc và nắm các thông tin theo quy trình.

– Đọc khoa học và liên kết các phần với nhau để hiểu quy trình hay luật lệ.

 

Nhiệm vụ 2: Củng cố tri thức năng lực viết, nói, nghe

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV tổ chức cho HS thảo luận chia sẻ nhóm đôi.

   ? Văn bản tường trình có những đặc điểm gì về cấu trúc và nội dung?

   ? Vì sao khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

ớc 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– GV quan sát, hỗ trợ.

ớc 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả

– GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

Câu 4:

a. Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.

b. Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình.

– Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

– Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: gốm một số trường hợp sau:

– Nếu người viết trực tiếp tham gia vào sự việc thì cần trình bày rõ trách nhiệm của người viết đối với những gì đã diễn ra.

– Nếu người viết chỉ chứng kiến sự việc thì cần nêu rõ trách nhiệm của người viết là chứng kiến và ghi lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra.

Câu 5

Vì mỗi sự việc có thể nhìn nhận dưới góc nhìn đa chiều khác biệt nên thái độ xây dựng và tôn trọng điều khác biệt là việc cần thiết trong trao đổi và thảo luận.

 

 

Nhiệm vụ 3: Ôn tập tổng quát

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV nêu yêu cầu: Làm thế nào để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

ớc 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ trả lời

– GV quan sát, hỗ trợ.

ớc 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả

– GV gọi hs khác nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

– Giữ gìn và tôn trọng nét văn hóa

– Đưa những nét văn hóa vào cuộc sống thường ngày.

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập trong thực tế
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  3. Sản phẩm:Bài làm của HS

d.Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Tập làm hoạ sĩ: Vẽ các bức tranh cổ động, tuyên truyền về giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

– GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

– Hs nộp bài theo hướng dẫn của Gv.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.