bai-6-on-tap-kien-thuc-bai-6-ngu-van-6-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Ôn tập kiến thức bài 6 (Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo)

ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 6.

Câu 1.  Em đã học ba văn bản Gió lạnh đầu mùaTuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng. Hãy hoàn thành bảng sau.

Trả lời:

Tác phẩm

Đề tàiChủ đề

Chi tiết tiêu biểu

Gió lạnh đầu mùa– Cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố nghèo vào những ngày đầu tiên gió mùa về– Tình thương người, sự sẻ chia, cảm thông đối với người có hoàn cảnh khó khăn– Chị em Sơn lấy áo của em Duyên đem cho Hiên mặc
Tuổi thơ tôi– Tuổi thơ. – Tình bạn cần có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau.– Lợi có chú dế lửa và vô tình chú đã bị chết, tất cả mọi người tổ chức đám tang long trọng cho chú dế.
Chiếc lá cuối cùng– Sự sống và cái chết.– Thắp lên hi vọng sống cho ta từ những điều giản dị đến từ những người xung quanh ta.– Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ngay khi chiếc lá thật rụng xuống trong đêm mưa rét.

Câu 2. Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôiChiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.

Trả lời:

– Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng).

Trả lời:

– Giống nhau: Thầy Phu và cụ Bơ-mơn đều là những người trầm lặng, làm những việc cho người khác một cách âm thầm mà không cần sự đền đáp nào cả.

– Khác nhau: 

+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm. + Còn cụ Bơ-mơn đã im lặng làm và cuối cùng trở nên im lặng mãi mãi vì cụ đã ra đi.

Câu 4. Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Trả lời:

– Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

– Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

Câu 5. Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần cho người khác”.

Trả lời:

– Em đã cố gắng học tập thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập để làm điểm tựa tinh thần cho bố mẹ.

 Câu 6. Sau khi học xong bài học, em hiểu “điểm tựa tinh thần” là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Trả lời:

– Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc bạn đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn. Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần là vô cùng to lớn, nó giúp ta mạnh mẽ hơn, ý chí hơn trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang