bai-1-cuoc-tu-bo-lai-cac-giong-vat-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao

Cuộc tu bổ lại các giống vật (Bài 1, Ngữ văn 10, tập 1, Chân trời sáng tạo).

Đọc mở rộng theo thể loại:

CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT

Câu 1. Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

 Những đặc điểm chính

 Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)

 Nhân vậtLà vị thần, có sức mạnh và khả năng phi thường (nặn ra vạn vật) à Ngọc Hoàng, thiên thần.
Không gianKhông có địa điểm cụ thể, rõ ràng.
Thời gianThời gian cổ xưa, không rõ ràng “lúc sơ khởi”
Cốt truyệnTập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.
Nhận xét chung– Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần thoại.

– Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Câu 2. Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?

Trả lời:

* Điểm giống nhau:

– Đều là truyện thần thoại.

– Đều nói về sự hình thành của các giống vật, con vật.

* Điểm khác nhau:

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

– Thần thoại Hy Lạp.

– Nói về quá trình tạo lập con người và thế giới muôn loài.

– Các con vật trong truyện được nặn ra từ đất và nước.

– Các con vật trong truyện được ban cho đặc ân, “vũ khí” riêng để tự bảo vệ mình.

– Thần thoại Việt Nam.

– Nói về quá trình tu bổ, hoàn thiện của con vật.

– Các con vật trong truyện được nặn ra từ nguyên liệu không cụ thể.

– Các con vật chưa được hoàn thiện, cần được tu bổ.

Câu 3. Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời:

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

– Đọc với một thái độ tôn trọng.

– Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

– Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang