»» Nội dung bài viết:
Thực hành đọc hiểu:
Giờ Trái Đất
(Theo baodautu.vn)
* Nội dung chính: Văn bản đưa ra thông điệp ý nghĩa về giờ trái đất và sự ý thức sâu sắc của người dân toàn thế giới về việc làm của nhân loại đối với sự an toàn và hiệu quả của nguồn năng lượng trên toàn thế giới.
I. Chuẩn bị.
Câu 1. Xem lại các mục Chuẩn bị ở bài Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” để vận dụng vào bài đọc hiểu văn bản này.
Trả lời:
– Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).
– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian:
+ Thời điểm xuất hiện của văn bản: 29/03/2014.
- Nơi xuất hiện của văn bản: Trên báo điện tử baodautu.vn.
- Thời điểm đó có ý nghĩa: Cả nước cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là sự hình thành chiến dịch Giờ Trái Đất. Thông tin ấy được nêu ở phần hai của văn bản.
+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:
- Tối nay (29/3): 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
- Năm 2004: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Năm 2005: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”
- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.
- 31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.
- 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.
- 2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.
- Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.
+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.
+ Sự kiện hình thành Giờ Trái Đất được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó là giúp người đọc nhận thức, nắm rõ được ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng của nó tới mọi người.
– Thu thập các thông tin liên quan đến việc hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất ở địa phương em và một số nơi khác:
+ Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ 7 (27/3/2021) trên phạm vi toàn quốc.
+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch năm 2021 phổ biến tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3/2021;
+ Vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất; đồng thời đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện.
+ Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000kWh.
Câu 2. Thu nhập các thông tin liên quan đến việc hưởng ứng chiến dịch giờ Trái Đất ở địa phương em và một số nơi khác. Trao đổi với mọi người xung quanh để thấy được ý nghĩa của giờ Trái Đất.
Trả lời:
+ Khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.
+ Chiến dịch góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
II. Đọc hiểu.
Câu 1. Chú ý thời gian đăng tải và sự kiện nêu ở Sa pô của bài viết.
Trả lời:
Chú ý thời gian đăng tải và sự kiện nêu ở Sa pô của bài viết:
– Thời gian đăng: 29/03/2014
– Sự kiện nêu ở Sa pô: 29/03, 63 tỉnh thành tại Việt Nam sẽ cùng thế giới tham gia chiến dịch Giớ Trái Đất để sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.
Câu 2. Chỉ ra thông tin chính của phần 1.
Trả lời:
– Phần 1: tìm phương pháp truyền thông thu hút chú ý người dân về biến đổi khí hậu → Quá trình lên ý tưởng của Giờ Trái Đất.
Câu 3. Chú ý các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2.
Trả lời:
Các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2:
– Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia cùng công ty Lê-ô Boc-net Xít-ni bắt đầy xây dựng ý tưởng dự án “Tiếng tắt lớn”.
– Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Boc-net đặt tên chiến dịch “Giờ Trái Đất” vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
– 31/03/2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, Ô-xtray-li-a gồm 2,3 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia
– Ngày 29/03/2008, mở rộng chiến dịch ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người
– Năm 2009, hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ
– Cuối năm 2009, giờ trái đất với sự tham gia của 192 nước trong đó Việt nam cũng chính thức bắt đầu tham gia chiến dịch này
Câu 4. Xác định một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này.
Trả lời:
– Xác định một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này:
Ví dụ:
+ Tổ chức này đã thảo luận với công ty quảng cáo Lê-ô Boc-net Xít-ni (Leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtray-lia về vấn đề biến đổi khí hậu.
+ Giờ Trái Đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn mà đây là chiến dịch trong đó có tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh.
+ Một năm sau đó (2009), chiến dịch giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người.
Câu 5. Chú ý các số liệu được đưa vào bài viết.
Trả lời:
– Các số liệu tác giả đưa ra xác thực và đáng tin cậy.
Câu 6. Chỉ ra thông tin mà ảnh cung cấp thêm cho bài viết.
Trả lời:
– Thông tin mà hình ảnh cung cấp là về biểu trưng của giờ trái đất, số 60+ biểu thị cho hành động mọi người tắt điện trong vòng 60 phút của sự kiện này.
Câu 7. Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
– Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng nêu nên ý nghĩa to lớn của chiến dịch này.
Câu 8. Chỉ ra thông tin chính của phần 3.
Trả lời:
– Thông tin chính ở phần 3 là thể hiện sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới hành động nhằm cổ vũ cho hành động bảo vệ năng lượng, tránh biến đổi khí hậu của toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
III. Câu hỏi cuối bài.
Câu 1. Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.
Trả lời:
– Văn bản thuật lại sự kiện quá trình hình thành và phát triển hưởng ứng của ngày giờ Trái đất trên thế giới.
– Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến nơi chúng ta đang sinh sống): Ý tưởng cho chiến dịch giờ trái đất xuất hiện
+ Đoạn 2 (Tiếp tục…đến 20h30): Ngày giờ trái đất ra đời
+ Đoạn 3 (Còn lại): Sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới
Câu 2. Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.
Trả lời:
– Các mốc thời gian được nhắc tới:
+ Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia cùng công ty Lê-ô Boc-net Xít-ni bắt đầy xây dựng ý tưởng dự án “Tiếng tắt lớn”.
+ Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Boc-net đặt tên chiến dịch “Giờ Trái Đất” vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
+ 31/03/2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, Ô-xtray-li-a gồm 2,3 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia
+ Ngày 29/03/2008, mở rộng chiến dịch ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người
+ Năm 2009, hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ
+ Cuối năm 2009, giờ trái đất với sự tham gia của 192 nước trong đó Việt nam cũng chính thức bắt đầu tham gia chiến dịch này
Câu 3. Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?
Trả lời:
– Văn bản sử dụng những hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian để cung cấp thông tin giúp người đọc thu hút người đọc dõi theo và hiểu được nội dung muốn truyền tải.
Câu 4. Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.
Trả lời:
– Thông tin từ văn bản giúp em hiểu được ngày giờ trái đất ra đời như thế nào và ý nghĩa của nó. Từ đó em nghĩ bản thân mình cũng cần có trách nhiệm với môi trường với trái đất này hơn.
– Em nghĩ em có thể làm những việc như tắt đèn hơn 60 phút trong ngày này, sử dụng tiết kiệm điện nước và giữ gìn vệ sinh môi trường.