»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Mưa xuân II
(Nguyễn Bính)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Nguyễn Bính.
– Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX.
– Ông sống gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê….
– Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo…).
– Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. Thơ Nguyễn Bính có hồn thơ đậm chất quê. Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
2. Tác phẩm.
– Xuất xứ: Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.
– Bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.
+ Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.
– Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân.
– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.
III. Đọc hiểu văn bản Mưa xuân II.
1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.
– Thời gian gợi nhớ: chiều ấm.
– Cảnh vật nên thơ:
+ gió thoảng đưa.
+ mưa bụi rắc thưa thưa.
+ tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần.
+ Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.
+ …
→ Hình ảnh thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.
– Thiên nhiên huyền diệu:
+ cây cam quýt cành giao nối.
+ lá đón mưa.
+ Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh.
+ Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ.
→ Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.
– Từ láy “tà tà”, “thưa thưa”: Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên. Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới.
→ Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.
2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến
– Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách:
+ Xe lửa về Nam chạy chạy mau.
+ Một toán cò bay thành hàng chữ nhất.
→ Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.
– Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.
+ Người đi trẩy hội tóc phơi trần.
+ Vang tiếng trống hội đình.
→ Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
– Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ.
2. Nghệ thuật:
– Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. S
– Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.
– Giọng thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.
* Tài liệu tham khảo:
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Mưa xuân (II) của Nguyễn Bính.
Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp hiện ra qua cái nhìn và cảm nhận của Nguyễn Bính. Tác giả vừa cảm nhận, vừa hỏi xung quanh đã thấy mùa xuân giống mình chưa. Khi mùa xuân đến khung cảnh đã thay đổi rất nhiều, không khí vương mùi mát lạnh của những cơn mưa thoang thoảng bay ngoài trời. Cây cối cũng đang đưa mình thay đổi, không còn sự trơ trụi ở mùa đông nữa mà thay vào đó là sự đâm chồi nảy lộc. Những cây cam và những đám cỏ dại cũng đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Các con vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, chúng thi nhau giăng tơ và bay lượn trên bầu trời. Tất cả thiên nhiên và con vật đều đang hòa mình vào thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp. Chúng là những loài vô tri nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự thay đổi và hưởng ứng của những loài vật này. Trước cái thiên nhiên mát mẻ và tươi mới này, không thứ gì có thể cưỡng lại được. Khi mùa xuân đến, con người lại nô nức váy áo đi trẩy hội. Đi đến đâu là có thể cảm nhận từng đợt mưa xuân đến đấy, vừa đi vừa nghe thấy tiếng trống làng rôm rả ngoài đầu đình. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cái ẩm ướt của mưa xuân đang bao phủ khắp các làng và những lưu luyến không dứt dành cho thiên nhiên mùa xuân. Có thể nói, mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất.
Cảm nhận bài thơ Mưa xuân (II) của Nguyễn Bính.
Xem thêm: