anh-chi-hay-viet-mot-bai-van-khoang-600-tu-noi-len-cam-nhan-cua-minh-ve-tinh-yeu-cua-nhan-vat-tru-tinh-trong-bai-tho-toi-yeu-em-cua-puskin-va-neu-quan-diem-cua-minh-ve-mot-tinh-yeu-dep

Anh (chị) hãy viết  một bài văn khoảng 600 từ nói lên cảm nhận của mình về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin và nêu quan điểm của mình về một tình yêu đẹp.

Anh (chị) hãy viết  một bài văn khoảng 600 từ nói lên cảm nhận của mình về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin và quan điểm của mình về một tình yêu đẹp.

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

(Tôi yêu em – Pu-skin)

1. Tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

–  Tình yêu đơn phương, thầm lặng nhưng vô cùng mãnh liệt:

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

– Tình yêu chân thành, đằm thắm với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc: “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”; “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”.

– Tình yêu của chàng trai dựa trên cơ sở đặt niềm vui, hạnh phúc của người mình yêu lên trên hạnh phúc của mình. Tình yêu đó chính là sự hi sinh trọn vẹn cho người mình yêu:

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

– Tình yêu của chàng trai trong bài thơ rất chân thành, say đắm và cao thượng nhưng quá tuyệt vọng:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng”.

2. Quan niệm của bản thân về một tình yêu đẹp.

– Tình yêu đẹp là khi hai người đều yêu nhau, đều thấy một nửa kia có nét hấp dẫn mình. … Một tình yêu đẹp cũng là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tôn trọng là một trong những điều kiện thiết yếu cho một tình yêu đẹp nói riêng và cho những tình cảm đẹp của đôi lứa nói chung.

– Tình yêu xuất phát từ cảm xúc chân thành, gắn với những rung động của con tim, không vụ lợi, không ích kỷ, không toan tính, phải biết trân trọng sự hi sinh cho người mình yêu, coi sự cho đi là hạnh phúc của mình.

– Tình yêu chỉ đẹp khi cả hai biết hướng về nahu, không toan tính, vụ lợi, luôn dành cho nhau sự tin tưởng tuyệt đối, , biets lắng nghe và chia sẻ,…

– Phải phấn đấu để ở bên người mình yêu, cùng vun đắp hạnh phúc mãi mãi. Chỉ khi ở bên người mình yêu mới có thể cho đi những gì tốt đẹp, mới có thể hi sinh. Tình yêu đẹp phải có thành quả đẹp, như cái cây phải đơm hoa kết trái.

– Phải tránh những quan niệm tình yêu lệch lạc, sai lầm: Tình yêu dựa trên những tính toán vụ lợi, coi tiền tài, danh vọng là cơ sở để định giá tình yêu; tình yêu ích kỷ và mù quáng, dẫn đến những hành vi tàn nhẫn, phạm pháp; tình yêu viển vông phi thực tế: yêu thần tượng…

3. Liên hệ thực tế: những tình yêu đẹp trong cuộc sống trước kia cũng như ngày nay.


Bài viết tham khảo 1:

Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “Tôi yêu em” là một lời thổ lộ, giãi bày nhưng cũng chính là một lời tự nhủ gắn gọn trực tiếp, giản dị của chàng trai. Nhưng lịch lí là tình yêu ấy chưa bao giờ lụi tắt mà càng ngày càng mãnh liệt vậy mà phải đau đớn đi đến một quyết định dứt khoát đầy lí trí: chối bỏ tình yêu của chính mình,, dập tắt ngọn lửa tình trong lòng “để nó không làm phiền em thêm nữa”. Ta cảm nhận được ở đó một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên đầy khó khăn. Khi con người ta đã yêu một cách chân thành, đích thực, phải dứt bỏ tình yêu đó của chính mình là nỗi đau không gì bù đắp nổi. Vậy mà người con trai ở đây đã bỏ qua cái tôi, bỏ qua tình cảm cá nhân của mình để chỉ nghĩ đến việc sao cho người yêu của mình được hạnh phúc. Nhưng tình yêu đâu phải là một thứ tình cảm đơn thuần thoảng qua mà dễ dàng dứt bỏ. Càng tìm cách dập tắt, nó càng như ngọn lửa bùng lên mãnh liệt. Tình yêu đó cháy bỏng âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, lo âu, thấp thỏm, rụt rè lẫn hậm hực ghen tuông. Chàng trai ấy đã không ngần ngại, không giấu giếm nói lên tâm sự của mình và cũng chính là nói thay cho lời của biết bao người đang yêu khác. Nhưng dường như đó cũng chỉ là những sự cố gắng cuối cùng để bày tỏ lòng mình cho người mình yêu được biết. Tình cảm đó cũng dễ hiểu bởi tình yêu của chàng giành cho cô gái là rất lớn. Nó là cho người ta tưởng rằng chàng trai có lẽ sẽ không thể dứt bỏ được tình cảm của mình. Nhưng không, câu thơ cuối xuất hiện thật bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị, dư ba: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Đó là sự thăng hoa của tình yêu. Bản thân lời cầu chúc đã biểu lộ cái cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Song còn nhiều hơn thế, Pus-kin đã quên đi “cái tôi” của mình để nghĩ đến người mình yêu. Thi sĩ đã gửi gắm cho một người khác, người thứ ba, tất cả tình cảm nâng niu, trân trọng đối với người mình yêu và ao ước mong nàng được hạnh phúc. Đó là một thái độ ứng xử đầy tính văn hóa trong tình yêu cũng chính là trong cuộc sống nói chung. Sức mạnh tình yêu của nhân vật trữ tình cũng chính là của nhà thơ đã biến bài thơ thành một trong những sáng tạo hấp dẫn nhất của thiên tài Pus-kin.

Cảm nhận bài thơ Tôi Yêu em của Pus-kin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang