»» Nội dung bài viết:
Ba bước xây dựng một diễn văn mẫu mực trước khi thuyết trình
Định dạng bản mẫu của bài diễn văn.
Định dạng một bản mẫu của diễn văn trước khi chúng ta tiến hành các thao tác thuyết trìn là việc làm rất quan trọng giúp ta phát hiện ra những sai sót và kịp thời có những điều chỉnh thông mih, hợp lí và hiệu quả. Việc định dạng bản mẫu bài diễn văn còn giúp ta thêm tự tin khi trình bày ý tưởng của mình.
Ví dụ như khi chúng ta cần thuyết trình về “Những tác động của môi trường đến đời sống của con người”, chúng ta cần có định dạng như sau:
Câu mở đầu nên có sức tác động và dễ nhớ.
Ví dụ như: “Không có gì thuộc về đời sống con người mà không nằm trong sự bao chứa của môi trường. Môi trường tác động lên mọi mặt trong đời sống con người. Môi trường tác động mạnh mẽ vào sinh hoạt hằng ngày, từ lương thực, thực phẩm cho đến không gian sống và sức khỏe mọi người”.
Đưa ra lý do tại sao khán giả nên quan tâm đến bài diễn văn này.
Ví dụ: “Nếu hiểu được tác động của môi trường; con người sẽ nhận ra tầm quan trọng của nó và biết cách khai thác cuộc sống theo hướng tích cực và hiệu quả”.
Những gì sắp truyền đạt đến thính giả cần được gợi mở trước.
Ví dụ: “Tôi sẽ trình bày về những tác động cụ thể trên từng lĩnh vực. Đồng thời, nêu ra một số biện pháp khả thi có thể áp dụng ngay tại nơi mình sinh sống”.
Hãy cho khán giả biết những gi mà họ sẽ rút ra được hoặc có thể áp dụng được sau bài thuyết trinh này.
Ví dụ: “Sau khi nghe tôi trình bày, mọi người sẽ phần nào hiểu được vai trò của chúng ta đối với môi trường và bằng cách nào đó có thể cải thiện cuộc sống trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.”
Các luận điểm cần phải trình bày rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
– Luận điểm đầu tiên: Lương thực, thực phẩm chịu tác động của môi trường
+ Lập luận thực tế hỗ trợ.
+ Lập luận thực tể hỗ trợ.
– Luận điểm thứ hai: Không gian sống bị ô nhiễm
+ Lập luận thực tế hỗ trạ
+ Lập luận thực tế hỗ trợ.
Luận điểm thứ ba: Sức khỏe cộng đổng bị đe dọa
+ Lập luận thực tế hỗ trợ.
+ Lập luận thực tế hổ trợ.
Kết luận: lập lại những gì bạn đã nói.
Ở mỗi luận điểm, cần phải đưa ra những tác động song hành với chúng. Luận điềm đầu tiên cùng tác động đầu. Luận điểm thứ hai cùng tác động thứ hai. Luận điểm thứ ba cùng tác động thứ ba.
Tiến hành giải thích vấn đề trên quan điểm cá nhân lý do vì sao thính giả nên quan tâm về đề tài này.
Ví dụ: “Mọi người sẽ không còn cảm giác bất lực khi chứng kiến nơi mình sống ngày càng trở nên ô nhiễm.”
Đưa ra câu kết có sức tác động. Cách tốt nhất là để chúng dưới dạng một lời kêu gọi:
Ví dụ: “Bây giờ, mọi người đã được trang bị đủ kiến thức cần thiết để có thể cải thiện cuộc sống trở nên xanh – sạch – đẹp hơn. Hãy chung tay cùng bảo vệ môi trường!”
Xây dựng âm điệu thích hợp cho bài diễn văn.
Viết văn là một nghệ thuật. Một bài diên văn hay bao gồm nhiều yếu tố:
+ Một lý do trình bày thích hợp.
+ Một khuôn khổ lập luận thực tế vững chắc.
+ Một khẩu hình ngôn ngữ êm dịu.
+ Độ dài vừa phải.
Một bài diễn văn hay thường có nhiều điểm tương đồng với thơ ca thông qua việc sử dụng luật bằng trắc. Lời văn nên được chọn lựa kỹ càng. Chúng phải thể hiện được cơ sở lập luận, nhưng đồng thời phải có nhịp điệu và khí chất tao nhã.
Độ dài của câu, điểm ngắt câu và cách thức trình bày đều phải được xem xét cẩn thận. Cho dù là về đề tài gì đi nữa thì một bài diễn văn được chăm chút tốt sẽ luôn có sức thu hút đối với thính giả hơn. Là người soạn thảo, nếu bài viết hay và có chọn lọc, thính giả sẽ cảm thấy thú vị và chú tâm, muốn nghe kỹ hơn từng lời bạn nói.
Những diễn thuyết gia khôn ngoan thường biết cách sử dụng các kỹ năng như vận dụng từ láy và điệp từ để trình bày thông điệp một cách trôi chảy. Những từ láy thường được sử dụng để tăng tính biểu cảm và vần điệu cho bài diễn văn. Còn điệp tù là cách lặp lại những từ chính hay các nhóm từ.
Sắp xếp và trình bày ý tưởng.
Winston Churchill là Thủ tướng của Anh trong suốt Thế Chiến II. Ông nổi tiếng vói tài diễn thuyết trước công chúng. Đa sô các bài diễn văn của mình đều do ông tự viết, và ông đã phải viết nháp rất nhiều lần trước khi có bản chính. Cứ mỗi khi viết xong, ông thường đọc thành tiếng bài viết của mình. Sau đó, ông cải thiện từng chi tiết khiến bản thân chưa hài lòng.
Có một số bài ông viết bằng tay, nhưng thường ông hay đọc lớn cho thư ký viết. Ông cũng đào tạo họ cách viết lời của mình thành những nhóm từ ngắn hơi nghiêng trên giấy để trông giống như một bài thơ.
Mỗi lần Churchill đọc diễn văn, ông đều dừng lại ở cuối mỗi câu. Khi đọc đến doạn có câu viết nghiêng, ông biết đó là lúc chuyển qua một ý mới. Thông qua cách trình bày sắp xếp của mình, ông có thể thay đổi âm giọng và cách đọc sao cho phù hợp nhất.
“Chúng ta sẽ chiến đấu trên những bãi biển…”
Vinston Churchill hiểu rằng ông phải vận động sự ủng hộ và vực dậy tinh thần của người dân Anh khi người Đức có khả năng sẽ xâm lược Anh trong Thế chiến II. Ông biết không thể tiếp tục tình trạng lấp liếm bằng cách nói rằng mọi việc đang diễn biến theo chiều hướng tốt, mà phải đứng lên hô to, khơi dậy tinh thần đấu tranh và khát khao chiến thắng của quần chúng. Bằng việc đã sử dụng phép lặp ngôn ngữ khích động, ông đã truyền đạt được những quan điểm muốn bày tỏ của mình.
“Chúng ta sẽ tiếp tục cho đến phút cuối. Chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp, sẽ chiến đấu trên biển và cả ngoài dại dương. Chúng ta sẽ chiến đâu trên bíĩu trời, sẽ bảo vệ hòn dảo của chúng ta. Dù cho cái giá phải trả là gì di nữa, chúng ta văn sẽ chiên đấu, chiên dấu trên các mật trận, trên những con phố, trên những ngọn dổi; chúng ta sẽ không bao giờ dău hàng, và ngay cả khi – diẽu mà tôi không tin dù chi một khấc – hòn đảo nảy… có bị nô dịch hóa và đói khát đi nữa, thì Đế quốc của húng ta ờ bên kia dại dương, dược quân trang và bảo vệ bởi Hạm dội Anh, cũng vân sẽ tiếp tục chiễn dấu cho đến tận thời điểm thích hợp khi Thế giới Mới băt đấu, Chúa cùng mọi quyền nàng và sức mạnh của ngài sẽ xuất hiện cứu nguy cho chúng ta và giải phóng thế giới cũ”.
Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của nghệ thuật sắp đặt ngôn ngữ. Abraham Lincoln đã không có đủ thời gian để chuẩn bị cho một bài diễn văn hoành tráng và vĩ đại bởi nó chỉ là một phần nhỏ trong buổi lễ. Ông chỉ kịp hoàn thành nó khi đi trên tàu hỏa và sau đó viết nó ra giấy như một bản thảo. Nhưng với bản lĩnh của một nhà diễn thuyết thiên tài, Abraham Lincoln đã biến nó trở thành phần được chú ý nhiều nhất trong buổi lễ diễn ra tại Gettysburg và là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.
Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để “sản sinh một nền tự do mới”, sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.
Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu “Four score and seven years ago,” (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng “chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất.”
Lincoln đã sử dụng từ “quốc gia” năm lần (bốn lần ông nói về nước Mỹ, một lần khác khi ông nói “bất cứ quốc gia nào cũng được thai nghén và cung hiến”), nhưng không lần nào nhắc đến từ “liên bang” – ngụ ý miền Bắc – như thế, mục tiêu phục hồi một quốc gia, không phải một liên bang gồm các tiểu bang tự trị, là quan trọng hơn hết. Bài diễn văn nhắc đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ và câu nói nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập “mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
Ông đã tóm tắt cả lịch sử nước Mỹ chỉ trong vài câu, đồng thời đưa ra một động lực mới để tiếp tục chiến đấu, để những người đã ngã xuống tại Gettysburg “sẽ không hy sinh một cách vô ích”.
Toàn văn bài diễn văn Gettysburg:
“Tám mươi bảy năm trước, ông cha chúng ta đã khai sinh ra trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, và sống hiến dâng cho lý tưởng được đề ra, rằng tất cả mọi người được tạo hóa sinh ra bình đẳng.
Giờ đây chúng ta bị lâm vào một cuộc nội chiến lớn, thử thách xem quốc gia này, hay bất cứ quốc gia nào được thai nghén và sống hiến dâng như thế, có thể tồn tại được lâu dài hay không. Chúng ta gặp nhau trên một chiến trường lớn của cuộc chiến này. Chúng ta đến để hiến dâng một phần đất nhỏ của chiến trường này làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã để lại mạng sống mình tại đây, để cho quốc gia này có thể tồn tại. Tất cả đều phù hợp và chính đáng để chúng ta làm việc này.
Tuy nhiên, theo một nghĩa rộng hơn, chúng ta không thể hiến dâng – không thể tôn phong – không thể thánh hóa – miếng đất này. Chính những con người dũng cảm đã chiến đấu tại đây, dù còn sống hay đã chết, đã làm thiêng liêng nó, vượt xa khả năng kém cỏi của chúng ta để thêm hay bớt đi điều gì cho nó. Thế giới sẽ ít chú ý, hay nhớ lâu những gì chúng ta nói ở đây, nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì họ đã làm ở đây. Chính chúng ta, những người còn sống, mới phải hiến dâng mình cho công việc dở dang mà những người chiến đấu ở đây đã tiến hành một cách cao quý. Chính chúng ta mới là những người phải hiến dâng mình cho nhiệm vụ lớn còn ở trước mặt – rằng từ những người chết được vinh danh này chúng ta sẽ nhận lấy sự tận tụy nhiều hơn cho sự nghiệp mà họ đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng – rằng chúng ta ở đây sẽ có quyết tâm cao để cho những người đã ngã xuống sẽ không hy sinh một cách phí hoài – rằng quốc gia này, dưới ơn trên của Chúa, sẽ chứng kiến sự tái sinh của tự do – và rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân, sẽ không biến mất khỏi trái đất này”.