Đấu tranh chống lại sự bất công là một nghệ thuật giành chiến thắng trong diễn thuyết

dau-tranh-chong-lai-su-bat-cong-la-mot-nghe-thuat-gianh-chien-thang-trong-dien-thuyet

Hầu hết mục đích của các bài diễn văn là thuyết phục thính giả suy nghĩ theo đường lối, phương hướng của người diễn thuyết. Chẳng hạn như với các chính trị gia, việc này đôi khi có thể mang lại nguy hiểm. Thậm chí là phải mạo hiểm với cả mạng sống – vì một lý lẽ mà họ tin tưởng.

Chính các bài diễn văn đó cho ta biết lý do vì sao nên ủng hộ lý lẽ của họ. Chúng tôi sẽ đề cập đến một số bài diễn văn nổi tiếng, tất cả đều nói về những bất công được coi là hợp pháp và bình thường vào thời đó. Nhiều thay đổi lớn diễn ra hiện nay có một phần là do công sức của những người này cống hiến.

Bài diễn thuyết của Paul Keating: Người Úc da trắng đối xử thiếu công bằng với thổ dân bản địa

Khi đọc bài diễn văn này vào năm 1992 tại Sydney, lúc đó Paul Keating ở trên cương vị là Thủ tướng nước Úc, ông đã nói về việc người Úc da trắng đối xử thiếu công bằng với thổ dân bản địa trong quá khứ. Và ông tuyên bố rằng những bất công này không bao giờ được xảy ra nữa.

“Chính chúng ta là những người đã chiếm cứ vùng đất tổ tiên của thổ dân và phá vỡ lối sống truyền thống của họ. Chính chúng ta đem đến những thảm họa… Chúng ta phạm tội giết người. Chúng ta bắt trẻ em rời khỏi vòng tay mẹ chúng. Chúng ta phân biệt chủng tộc và xua đuổi họ.

Đó là sự ngu dốt, là định kiến bảo thủ… Đã bao giờ chúng ta dám hỏi: Bản thân sẽ cảm thấy thế nào nếu bị đổi xử như vậy. Hậu quả là, chúng ta không dám nhìn nhận rằng những gì đang làm chính là đánh mất đi nhân phẩm của mình… Chỉ đến khi nào chúng ta thấy được sự cải thiện, thấy được chân giá trị, cảm thấy được sự tự tin và hạnh phúc hơn thì khi đó chúng ta mới được gọi là những người chiến thắng. Chúng ta cần phải đập tan những khuôn đúc định kiến và thay đổi chúng“.

(Redfern, Sydney, Úc, năm 1992)

Bài diễn văn của Nelson Mandela:  Bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại Nam Phi

Cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela đã dành cả cuộc đời để đấu tranh cho quyền bình đẳng của nguời châu Phị da đen. Ông đã đọc bài diễn văn của mình trong khoảng thời gian thử thách trở thành lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC).

Trước khi trở thành tổng thống đầu tiên đuợc bầu theo chế độ dân chủ của Nam Phi vào năm 1994, ông đã từng bị cầm tù 27 năm chính vì niềm tin, lý tuởng của mình.

“Trên tất cả, chúng ta muốn có được quyền bình đẳng về mặt chính trị, vì không có quyền bình đẳng chúng ta mãi mãi không có tư cách.

… Sự đấu tranh của họ [ANC] là một cuộc đấu tranh quốc gia thực thụ. Là một cuộc dấu tranh vì chính người dân châu Phi, vì những xuất phát điểm từ sự thương tổn và trải nghiệm đau khổ của bản thân. Đó là một cuộc đấu tranh giành quyền sống còn. Suốt cuộc đời này, tôi đã cống hiến hết mình cho cuộc đấu tranh vì người dân châu Phi. Tôi đã đấu tranh chống lại sự thống trị của người da trắng, tôi đã đấu tranh chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi đã ủ trong mình lý tưởng về một xã hội tự do và dân chủ.  Ở đó tất cả mọi người đều sống cùng nhau trong sự hòa hợp và có cơ hội bình đẳng như nhau. Đó là lý tưởng mà tôi luôn sống hy vọng vê’ nó và mong muốn đạt được nó.

Thậm chí nếu cần thiết, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó.”

(20 tháng 4 năm 1964)

Bài diễn thuyết của Frederick Douglass: Sự bất công của chế độ chiếm hữu nô lệ Hoa Kỳ

Frederick Douglass sinh ra là nô lệ ở Hoa Kỳ vào năm 1817, nhưng được trả tự do vào năm 1838. Ông trở thành nhà lãnh đạo trong phong trào chống chế độ chiếm hữu nô lệ. Năm 1852, ông được yêu cầu đọc một bài diễn văn trong tiết mục mừng ngày kỷ niệm Quốc khánh 4 tháng 7. Bài diễn văn của ông là một cú sốc đối với chê độ chiếm hữu nô lệ.

“Dưới vòm trời này, không một ai không biết chế độ chiếm hữu nô lệ là sai trái, là bất công…

Sự tự do kiêu hãnh của các người là một bức tường tội lỗi. Sự cao quý quốc gia mà các người thường hay nói chỉ là một sự phù phiếm thổi phồng. Những tiếng rao về tự do và bình đẳng các người thốt ra là những lời nhạo báng sáo rỗng. Lời cầu nguyện và ca tụng, những bài thuyết giáo và tạ ơn của các người, cả cuộc diễu hành và nghi lễ tôn giáo đó, đối với người nô lệ chỉ là một sự khoa trương, là lừa gạt, dối trá, là bất kính, và là đạo đức giả. Tất cả chỉ một màn vải mỏng che lấp cho những tội lỗi làm ô nhục một quốc gia, đẩy những chỉ trích nghiêm khắc.

Không có một quốc gia nào trên Trái đất này phạm phải những tội ác ghê tởm và vấy máu hơn những con người của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào chính thời khắc này.”

(4 tháng 7 năm 1852)

Bài diễn văn của Emmeline Pankhurst: Quyền bầu cử cho phụ nữ

Tại đa số các quốc gia, phụ nữ trong quá khứ đều không được quyền bầu cử, mãi cho đến những cải cách sau này. Emmeline Pankhurst là một phụ nữ nổi tiếng người Anh, người đã dũng cảm đứng lên đòi quyển bầu cử bình đẳng cho phụ nữ. Vì điều này mà bà bị bắt vào tù hết lần này đến lần khác.

Năm 1913, trong khoảng thời gian chuyển giao án tù, bà đến Hartiord, Connecticut, Hoa Kỳ. Tại đây bà nói về việc những người phụ nữ đi trước đã từng công khai sử dụng đủ mọi cách thức và gây nhiễu loạn có thể để nêu được lên quan điểm của họ về quyển bầu cử.

Các vị có 2 đứa con đang rất đói và đòi được cho ăn. Một đứa kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi mẹ của nó cho nó ăn. Đứa kia không kiên nhẫn và khóc lớn lên, gào thét rồi khoa tay múa chân, làm mọi người thấy khó chịu đến khi nào nó được cho ăn. Như vậy, chúng ta hoàn toàn biết được đứa bé nào sẽ được chăm sóc trước. Đó là toàn bộ lịch sử về chính trị. Các vị phải khuấy động hơn bất kỳ ai khác, các vị phải biến mình thành kẻ gây khó chịu và đáng chú ý hơn bất kỳ ai khác…  Thực chất lúc nào các vị cũng phải có mặt ở đó và đảm bảo rằng những người kia sẽ không chôn vùi lá phiếu của các vị.

… Chúng ta (những người phụ nữ) không biểu hiện gì cả. Chúng ta thuộc mọi tầng lớp của cộng đồng từ cao nhất đến thấp nhất. Và chính chúng ta sẽ có thể dấy lên một cuộc nội chiến từ người phụ nữ, và những quý ông của đất nước này đang dần nhận ra rằng việc thỏa hiệp là điều hoàn toàn không thể”.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.