bai-4-thuc-hanh-doc-chieu-bien-gioi-lo-ngan-sun-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn) (Bài 4, Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức)

Thực hành đọc:

Chiều biên giới
(Lò Ngân Sủn)

1. Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

– Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ là ngôn ngữ tha thiết, giản dị, nhẹ nhàng, mộc mạc và tinh tế.

– Hình ảnh trong thơ tươi đẹp, gần gũi, trong sáng

– Các biện pháp tu từ:

+ So sánh: “Như đầu sông đầu suối”, “Như đầu mây đầu gió”, ….

+ Điệp ngữ: Khi, như, chiều biên giới em ơi, …

+ Nhân hóa: thổi, …

2. Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ.

– Vùng đất biên cương ta trong cảm nhận của nhà thơ thật tươi đẹp và đắm say lòng người với tiếng chim hót gọi thiết tha, với mùa hoa nở ngát hương, với nông trường rộng lớn mênh mông và những con sông chảy xiết, những con suối thác đổ.

3. Tình cảm với quê hương đất nước mà bài thơ gợi lên trong em.

– Sau khi đọc xong bài thơ, em thấy thêm yêu và trân trọng quê hương đất nước tươi đẹp, em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật giỏi để góp phần dựng xây đất nước mai sau

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang