Nội dung:
Tri thức ngữ văn:
Tình cảm, cảm xúc trong thơ; Hình ảnh trong thơ; Nhịp thơ; Ngữ cảnh.
1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ.
– Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.
– Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.
2. Hình ảnh trong thơ.
– Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,…) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.
3. Nhịp thơ.
– Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.
4. Ngữ cảnh.
– Ngữ cảnh là chai cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là chai cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là chai cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,… mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.