»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
(trích “Trưởng giả học làm sang” của Mô-li-e)
I. Chuẩn bị đọc.
Câu hỏi: Em đã xem những tác phẩm phim hài, hài kịch nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.
Trả lời:
Vở kịch em đã xem: Hài kịch “Tôi đẹp…Tôi có quyền”.
Vở diễn là một tác phẩm sân khấu với ý tưởng mới lạ và hấp dẫn. Chuyện kịch bắt đầu với sự xuất hiện một cỗ máy làm đẹp, con người chỉ cần bước vào cỗ máy phẫu thuật thẩm mỹ đó trong 30 phút, khi bước ra sẽ trở nên đẹp toàn mỹ. Và rồi cư dân cả thành phố vô cùng hạnh phúc sau khi có được vóc dáng đẹp như mơ ước. Tuy nhiên, trong cả thành phố đã sót lại ba nhân vật, vì ham công việc họ đã chậm chễ, trở thành ba người đăng kí cuối cùng cho công cuộc làm đẹp. Trớ trêu thay khi họ đến, cỗ máy đó đã bị hỏng, và câu chuyện giữa những người đẹp và “ba người xấu” bắt đầu. Họ sẽ ra sao trong một thế giới tôn sùng cái đẹp?
Khi toàn bộ xã hội trở nên đẹp đẽ, mọi người dễ dàng đạt được những điều họ muốn, như tình yêu, danh vọng. Các đạo diễn, nhà tạo mẫu dễ dàng tìm được những hình mẫu và nguồn cảm hứng để sáng tạo. Nhưng rồi mọi thứ bị đảo lộn khi tất cả nhận ra rằng, những vẻ đẹp từa tựa kia không thể mang đến sự thay đổi cho thế giới. Mọi khuôn mẫu giống nhau đều không thể tạo nên những giá trị đích thực về nhân cách và đạo đức.
Với nội dung ý tưởng độc đáo, tác giả Bùi Quốc Bảo đã xây dựng nên câu chuyện mang tính so sánh ẩn dụ một cách đầy hài hước, mô tả chân thực về một trong những ước vọng “cháy bỏng” của con người hiện đại : tất cả đều mong muốn được có được một vẻ đẹp hoàn hảo, vì vậy, họ đổ xô đi làm đẹp để được đẹp hơn về vẻ bề ngoài, nhưng cái kết mà tác giả mang đến đã khiến mọi người nhận ra chân giá trị của cuộc sống : cái đẹp phải được bắt nguồn từ bên trong tâm hồn của mỗi người và được nuôi dưỡng bằng một trái tim nhân hậu.
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN.
Câu 1: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?
Trả lời:
– Tại vì bác phó may đến muộn nên ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục.
Câu 3: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách nhân vật ông Giuốc đanh và bác phó may?
Trả lời:
– Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc). Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.
– Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)
Câu 4: Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?
Trả lời:
– Đoạn in nghiêng này là lời của tác giả. Vì tác giả dùng lời in nghiêng để kể và tránh nhầm lẫn với lời của nhân vật.
Câu 5: Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?
Trả lời:
– Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc.
→ Giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được.
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI.
Câu 1: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a, Các nhân vật ấy hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?
Trả lời:
Các nhân vật trong chuyện: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ
a, Các nhân vật ấy hiện thân cho “cái thấp kém”.
b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến Ông Giuốc-đanh.
Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa Ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản:
Trả lời:
Hành động và xung đột | Giữa ông Giuốc đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột | – Phó may: đến muộn, cãi lại ông Giuốc đanh chuyện đôi bít tât, khi bị chê thì bảo may lại hoa, lấy vải của ông Giuốc đanh để may áo của mình, mời ông Giuốc đanh mặc lễ phục nhưng lại bảo người khác mặc cho – Ông Giuốc- đanh: đôi bít tất bị rách nhưng lại đổ cho phó may, bảo đôi giày làm đau chân, chê hoa may ngược, |
Các hành động giải quyết xung đột | – Phó may: khôn khéo xoay chuyển tình thế, nịnh ông Giuốc đanh – Ông Giuốc- đanh: cho thêm tiền, đồng ý mặc lễ phục |
Câu 3: Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?
Trả lời:
– Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.
– Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
– Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.
→ Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Câu 4: Cho biết:
a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: …. ” Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)…”, ” Ông Giuốc-đanh …. (nói riêng) …” là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch?
b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: …. ” Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)…”, ” Ông Giuốc-đanh …. (nói riêng) …” là lời tác giả và có vai trò giải thích, kể chi tiết các tình huống giúp cho người đọc hiểu và dễ hình dung câu chuyện.
b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.
Câu 5: Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây?
a, Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.
b, Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.
c, Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.
Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Trả lời:
– Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột c, Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.
– Dựa vào lời nói, tình huống chuyện và lời kể của tác giả cho thấy được tính cách nhân vật.
Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.
Trả lời:
– Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục thuộc thể loại kịch. Chủ đề châm biếm thói xâu của những người thấp kém. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang.
– Nghệ thuật: xung đột giữa các nhân vật:
- Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.
- Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
- Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.
→ Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Câu 7: Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Trả lời:
– Em đồng ý với ý kiến nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản, vì nhan đề đã phản ánh đầy đủ nội dung, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.
Đọc thêm: