»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
HỌC THẦY, HỌC BẠN.
* Nội dung chính: Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, ý kiến xác đáng tác giả đã chứng minh về ý nghĩa và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ để khẳng định vai trò quan trọng của học thầy và học bạn. Bài viết khẳng định đó là hai quá trình bổ sung cho nhau tạo nhận thức toàn diện về việc học, ai cũng nên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thầy lẫn từ bạn.
I. Chuẩn bị đọc.
Câu hỏi. Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
– Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sống. Việc học không chỉ giới hạn trong sách vở, chương trình học mà việc học còn được vận dụng khi chúng ta tiếp xúc, học hỏi những người có kinh nghiệm như thầy cô, có nhiều điều mới lạ, khác biệt như bạn bè. Điều đó còn giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
II. Trải nghiệm cùng văn bản.
Câu hỏi. Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Trả lời:
– Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng. Dù ông có năng khiếu về tài năng hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy thì ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người.
II. Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Trả lời:
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
– Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
– Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
– Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
– Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
Câu 2. Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời:Trả lời:
– Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.
– Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.
Câu 3. Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
– Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.
Câu 4. Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Trả lời:
– Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn không phải là mâu thuẫn mà nó luôn song hành với nhau. Chúng ta không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn nữa. Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một trong hai trên con đường thành công của mỗi người.
Câu 5. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.
Trả lời:
Câu 6. Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả?
Trả lời:
– Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, phải ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không dấu dốt mà không dám hỏi và quan trọng là tinh thần tự giác cao.