Đọc kết nối chủ điểm:
Và tôi nhớ khói
(trích Tôi đã trở về trên núi cao của Đỗ Bích Thủy)
* Nội dung chính: Văn bản tái hiện lại những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy ắp kỉ niệm của cuộc sống nơi miền núi với hương khói quen thuộc, từ đó làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người nơi tác giả.
Câu 1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
Trả lời:
– Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.
– Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.
Câu 2. Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật “tôi” là người có tâm hồn như thế nào?
Trả lời:
– Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Khi tác giả nhớ tới khói bằng các giác quan của mình, nhớ lại và miêu tả khói một cách bay bổng, như cái gì đó đẹp mà thân thuộc, lãng mạn mà gắn bó.
Câu 3. Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?
Trả lời:
– Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.