Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về đức tính giản dị
* Dàn bài gợi ý
I. Mở bài:
“Trang bị quý nhất của con người là đức tính giản dị” ( Ang ghen )
II. Thân bài
1. Giải thích:
Giản dị là gì?
– Giản dị : sơ sài, dễ dãi, không đòi hỏi, không rườm rà.
– Có quan hệ chặt chẽ với tiết kiệm.
– Cả câu có nghĩa là : giản dị là một thứ trang bị quý giá nhất làm nên vẻ đẹp con người.
2. Phân tích mặt đúng, chỉ ra tác dụng, ý nghĩa.
– Giản dị được biểu hiện rất phong phú:
+ Sống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
+ Giản dị là không xa hoa, lãng phí.
+ Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
– Giản dị là đức tính quý báu của con người:
+ Giản di giúp ta dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh.
+ Nhìn đúng bản chất của sự việc, con người là sự cao thượng và trong sáng.
+ Giản dị giúp ta hòa hợp được với người xung quanh, được yêu mến, giúp đỡ và tiến bộ.
* Những câu nói hay về tính giản dị:
“Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp”.
“Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là được lồng trong chiếc gương giản dị”.
“Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật”.
3. Phân tích mặt tích cực.
– Trái ngược với sự giản dị là cầu kì, xa hoa, đua đòi.
– Làm mất nhân cách của mình.
– Bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.
4. Bài học nhận thức và hành động.
– Luôn có ý thức phải sống thật giản dị để hòa đồng với mọi người xung quanh….
– Không học đòi, không đòi hỏi người khác phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mình.
III. Kết bài:
– Khẳng đình lại ý nghĩa của câu nói.
– Liên hệ bản thân.