cach-lam-bai-van-nghi-luan-chung-minh-mot-y-kien-mot-nhan-dinh-van-hoc

Cách làm bài văn nghị luận chứng minh một ý kiến, một nhận định văn học

Cách làm bài văn nghị luận chứng minh một ý kiến, một nhận định văn học

Dàn bài hướng dẫn:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Trích dẫn ý kiến: …)

  • Thân bài:

a. Giải thích ý kiến: 5 – 7 dòng, tìm từ khóa, giải thích từ đó để xem ý kiến muốn truyền tải đến người đọc điều gì?
b. Chứng minh ý kiến: dùng lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến.
c. Bàn luận về ý kiến:
– Ý kiến đúng hay sai?
– Vì sao lại có ý kiến như vậy?

  • Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề, đánh giá về tác phẩm và vị trí của tác giả.


Tham khảo:

Cái “tôi” Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng (Theo Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Hoài Thanh)

– Xuất xứ: Nằm trong tập Thơ thơ – là tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu, ngay khi mới ra đời đã gây được tiếng vang lớn. Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của tập thơ.

– Bài thơ thể hiện cái tôi say đắm với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế; cái tôi cảm nhận mới mẻ về thời gian; cái tôi khao khát mãnh liệt và có tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.

  • Thân bài:

1. Giải thích: Cái tôi:là dấu ấn, là vân tay, là một biểu hiện của phong cách nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.

2. Phân tích, cảm nhận về cái tôi trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

a. Cái “tôi” say đắm với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế: biểu hiện:

  • Cái “tôi” ước muốn của Xuân Diệu (4 câu đầu)
  • Cái tôi say đắm với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế: (9 câu tiếp)

b. Cái tôi quan niệm tích cực về thời gian và tuổi trẻ (Từ câu 14 đến câu 30)

c. Cái tôi khao khát tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời (9 câu cuối)

3. Bàn luận, đánh giá:

– Cái tôi Xuân Diệu thể hiện qua bài thơ rất điển hình cho thời đại thơ mới. Sự hình thành của cái tôi này do nhiều yếu tố chi phối, nhưng quan trọng nhất do bản thân thi sĩ luôn là người khát khao giao cảm với cuộc đời.

– Liên hệ cái tôi trong thơ Huy Cận, trong thơ Hàn Mặc Tử,…

  • Kết bài:

Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách thể hiện tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng là rất mới, rất lạ, rất Xuân Diệu, xưa nay chưa từng có. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ rất mới lạ và táo bạo, nhưng chính cái táo báo ấy mới giúp tác giả thể hiện cái tôi trữ tình trong bài thơ, mới bày tỏ hết sự nồng nàn say đắm của lòng yêu. Bài thơ như lời giục giã yêu đương, lời kêu gọi tuổi trẻ hãy sống cho sôi nổi và mãnh liệt. Qua đó tác giả giúp chúng ta khám phá ra chân giá trị của cuộc đời mà nếu sống hời hợt, nông nổi thì khó nhận ra được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang