30 nhận định hay nhất về truyện ngắn dùng để trích dẫn vào bài viết

30 nhận định hay nhất về truyện ngắn dùng để trích dẫn vào bài viết.

1. “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống” (Tô Hoài)

2. “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

3. “Hay niềm nở nhưng cũng hãy cảnh giác với những chữ và cách đặt câu lúc nào cũng đứng chực sẵn , lấp ló ngay đầu ngòi bút”.

4. “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm tình” (Maugham)

5. “Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn , trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” (Pauxtopki)

6. “Nếu như thơ có những vần luật chặt chẽ , chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng phải có nhịp điệu của nó” (Pauxtopki)

7. Một truyện ngắn hay, không chỉ có ý nghĩa ở chủ đề tư tưởng và nhân vật mà từng câu, từng chữ của truyện ấy sẽ tạo nên nội dung cái hay cho chủ đề tư tưởng và nhân vật. Mỗi chữ có sức mạnh riêng đồng thời sức mạnh hoà chung cả hai phía ấy dựng nên hồn chữ, hồn câu toàn bài… (Tô Hoài)

8. “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường ván trên cái khoảng gỗ tron tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc. Nói đến truyện ngắn là nói đến nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc. Kỹ thuật viết truyện ngắn– nó có gì giống như kỹ thuật của người làm pháo: dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên. Cho nên những người viết truyện ngắn bậc thầy đều cao tay trong kỹ thuật dựng truyện và tinh xảo trong ngôn ngữ” (Nguyễn Minh Châu)

9. “Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn , trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” (Pauxtopki)

10. “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm tình” (Maugham)

11. “Nếu như thơ có những vần luật chặt chẽ , chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng phải có nhịp điệu của nó” (Pauxtopki)

12. “Cả tư tưởng , cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng , những cảm xúc , thiếu nó, không thể có nghệ thuật” (Varonin)

13. “Hãy niềm nở nhưng cũng hãy cảnh giác với những chữ và cách đặt câu lúc nào cũng đứng chực sẵn , lấp ló ngay đầu ngòi bút”.

14. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người

15. Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện) (Bùi Hiển)

16. Truyện ngắn mang rất rõ cái chất của từng người viết, nhất là cái chất quả quyết, đột ngột. Viết truyện ngắn phải có nghề lắm. Vả lại, phải viết về những cái mới, hững cái không dễ thấy, nhưng ở chiều sâu của nó, cuộc đời đang đặt ra (Nguyên Ngọc)

17. Truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả biểu hiện sự tồn tại của tác giả. Dấu ấn ấy trước hết là tấm lòng đằm thắm của anh sau đó là bút pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái áo”, “làn da” của tấm lòng tác giả. Nếu không có gì để nói, làm sao anh nâng nổi ngòi bút của anh cho được (Nguyễn Thành Long)

18. Nhà văn phải luôn luôn để ý, ghi nhạn ngẫm nghĩ. Bắt tay một người con gái, ta không thể nói vắn tắt: “Tôi bắt tay cô ta”. Bàn tay ấy nồng ấm, hay lạnh, hay hờ hững, hay trơn như lươn.

19. Viết truyện ngắn là chơi bố cục, thú lắm. Theo tôi quan niệm, truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra từ đấy. Học các nhà văn nước ngoài, truyện ngắn nước ngoài cũng trông vào bố cục. Như Môpatxăng, như truyện ngắn Nga, toàn là bố cục khiếp cả (Nguyễn Quang Sáng)

20. Khi tôi thấy một hiện tượng (một câu nói, một cảnh, một việc) làm cho tôi xúc động, nếu bản thân hiện tượng ấy chưa thành truyện ngắn được, vì nó chỉ có thân mà chưa có kết, thì lập tức thói quen nghĩ truyện ngắn của tôi kết ngay dược truyện ấy. Lúc bấy giờ, tuỳ theo cái kết tôi vừa nghĩ ra để tâm vấn đề nói vui hay thảm, chua chát hay nực cười, tôi phỏng theo hiện tượng ấy mà sáng tạo ra truyện, theo hướng vấn đề ấy. Khi một hiện tượng chỉ gói ghém một ý hay thì tôi dùng hiện tượng ấy làm kết một truyện. Ngay lập tức, câu chuyện tưởng tượng, bố trí sẵn sàng theo cái kết ấy, hiện ra trong óc tôi như mở gói ấy cho tôi trong thấy (Nguyễn Công Hoan)

21. “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”..

22. “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”.

23. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ ngoài kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

24. “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”.

25. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra ra”

26. “Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”.

27. “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách thời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của quá trình nuôi dưỡng cảm hứng thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động, thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người. Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi chính sức sống lâu bền bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp 1 giai cấp một thời đại thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại có ý nghĩa nhân loại vĩnh cửu sống mãi với thời gian”.

28. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”.

29. “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống – trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu bực bội tuổi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”.

30. “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có”.

31. “Nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính từ xưa tới nay đều là sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây cất trên nền tảng vững chắc của thực tại cuộc sống”.

32.Phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải của bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”.

33. “Văn như con người của nó, văn thâm hậu thì con người nó trầm mà tỉnh, văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa, văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản, văn hùng hồn thì con người nó cương  nhanh, văn chuyên sâu thì con người nó thuần túy mà đứng đắn”.

34.Phải Chăng Anh chưa bao giờ đọc hàng giấy biết kín mà có có cảm giác rằng anh cũng có thể viết không kém và đúng nguyên như thế cũng nên, vì trong ấy không có gì là đặc sắc riêng biệt. Nhưng liền ngay đó anh bắt gặp một mẩu truyện ngnmột bức phác thảo, một vài dòng thôi và anh cảm thấy khác hẳn, anh không thể nói được như thế và có thể là hay hơn hoặc kém hơnnhất định là phải khác, bởi vì muốn nói được như thế, muốn bắt đúng cái nốt ấy thì phải có một thanh quản tổ chức đúng như thế, cũng giống như chim ấy. Đó là nét riêng biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo và đầy sức sống”.

35. “Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là anh ấy là người như thế nào mà sẽ là: nào anh có thể cho tôi thêm một điều gì mới– Một nhà văn lớn quyết không thể chỉ có một con dấu”.

36. “Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”

37. “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình. Cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”

38.Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy Nó đòi hỏi phải có phong cách tức là phải có nét gì đó rất mới rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình”.

39. “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” (M.Gorky)

40. “Trong một nhân tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”.

41. “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, nhưng việc ai cũng biết cả rồi”.

42. “Nếu như thơ có những vần luật chặt chẽ, chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng phải có nhịp điệu của nó” (Pauxtopki)

43. “Cả tư tưởng , cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng , những cảm xúc , thiếu nó, không thể có nghệ thuật” (Varonin)

44. “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng” (Bùi Việt Thắng).

45. “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” (Sê – khốp)

46. “Chỉ cần một số ít trang văn xuôi mà họ (các bậc thầy về truyện ngắn) có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán”. (Nguyễn Minh Châu)

47. “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” (Nguyên Ngọc)

48. “Những truyện ngắn hay – theo cảm nhận của tôi – thường gắn với thơ (…) Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bề trong mang tính mẹ” (Phạm Thị Hoài)

49. “Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc” (Trương Hiền Lương)

50. “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn đầy ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ Văn học) (Nguyễn Minh Châu)

51. “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

52. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.

53. “Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh”.

54. “Tôi khuyên bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra”. (M. Gorki)

55. “Văn chương không phải đơn thuần là vấn đề cảm xúc, nó là vấn đề ngôn ngữ nữa. Văn chương là ngôn ngữ tạo ra cảm xúc.”(Umberto Eco)

56. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thỉ văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp” (Nguyễn Tuân).

57. “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng” (Abbé Dubos)

58. “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích” (L. Tolstoi)

59. “Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả” (M. Gorki).

60. “Mọi tác phẩm dù được sáng tạo theo một thi pháp nào cũng mở ra theo các cách đọc. Mỗi cách đọc mang đến cho tác phẩm một đời sống mới”.

1 bình luận trong “30 nhận định hay nhất về truyện ngắn dùng để trích dẫn vào bài viết”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang