cach-viet-doan-van-bieu-cam-neu-cam-nghi-ve-mot-doan-tho-bai-tho

Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ) về một đoạn thơ/bài thơ

Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ) về một đoạn thơ/bài thơ

1. Cấu trúc của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ.

– Cấu trúc:

  • Mở đoạn (1 đến 2 câu):

– Giới thiệu về bài thơ/đoạn thơ.

– Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

  • Thân đoạn (5 – 8 câu):

– Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.

– Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

– Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

  • Kết đoạn (1 đến 2 câu):

– Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.

– Liên hệ bản thân (nếu có).

2. Lưu ý khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ.

Khi viết văn biểu cảm, các em có thể bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình hoặc gián tiếp thể hiện những cảm xúc đó.

– Phương thức biểu cảm trực tiếp: các em có thể bày tỏ những trạng thái cảm xúc những suy nghĩ của mình một cách trực tiếp thông qua các từ ngữ nói chính xác cảm xúc đó (yêu, thương, mong nhớ, đợi, chờ…) hoặc bằng những từ ngữ biểu cảm (chao ôi, the ôi, trời ơi, hỡi ôi,..). Những nỗi niềm cảm xúc sẽ được bày tỏ một cách trực tiếp.

– Phương thức biểu cảm gián tiếp: với phương thức này, các em sẽ thông qua việc tả phong cảnh hay kể về một sự việc nào đó mà thể hiện tình cảm của mình. Hoặc các em lựa chọn tình cảm qua một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

1 bình luận trong “Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ) về một đoạn thơ/bài thơ”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang