Cảm nhận những rung động tinh tế của Hàn Mặc Tử trước cảnh đẹp thôn Vĩ
- Mở bài:
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ xuất sắc của Hàn Mặc tử. Khác với những bài thơ khác, Đây thôn Vĩ Dạ trong sáng, thiết tha, thể hiện những rung động tinh tế của Hàn Mặc Tử trước cảnh đẹp thôn Vĩ và một tình yêu đơn phương của ông đối với cô gái Huế.
- Thân bài:
Lúc làm ở sở Đạc Điền Quy Nhơn, qua Hoàng Tùng ngâm, Hàn Mặc Tử quen với Hoàng Tùng Ngâm, một người ở Huế. Những lần qua lại bàn luận chuyện thơ ca ở nhà Hoàng Tùng Ngâm, Hàn Mặc Tử đã quen với Hoàng Cúc, một người chị họ của Hoàng Tùng Ngâm thường qua lại nơi đây. Ngay cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng si mê cô gái vừa xinh đẹp, dịu hiền vừa có chất giọng Huế ngọt ngào này.
Hàn Mặc Tử đã làm rất nhiều bài thơ gửi tặng Hoàng Cúc. Có lẽ, Hoàng Cúc cũng hiểu rõ tấm chân tình của chàng thi sĩ, nhưng người Huế thanh lịch, thường hay e then, ngại ngùng ít khi biểu lộ tình ý.
Cuộc tình dang dở, vo tròn lại trong tim khi Hàn Mặc Tử rời bỏ Sở Đạc Điền vào Sài Gòn làm báo. Sau đó Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ sống như một tu sĩ. Hàn Mặc Tử vẫn ôm ấp trong lòng mối tình xưa cũ. Đến khi, anh bị bệnh nằm ở nhà thương Quy Hòa, một hôm Hoàng Tùng Ngâm mang đến cho anh một tấm thiệp nói của Hoàng Cúc gửi tăng, anh vô cùng xúc động. Tấm thiệp có in hình thôn Vĩ Dạ buổi sớm mai với sương mờ bảng lãng. Từ bức tranh ấy, Hàn Mặc Tử đã cảm tác nên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Mở đầu bài thơ là lời trách móc, hờn dỗi của người con gái:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Đúng hơn, đó là lời mời gọi trở về với xứ Huế mộng mơ. Cảnh sắc xứ Vĩ Dạ hiện ra tươi xanh, thanh bình đến ngỡ ngàng. Có ánh nắng mới trên hàng cau vút cao, có màu của vườn xanh như khảm ngọc, có hình khối hài hòa của khóm trúc, có con người trong nụ cười duyên. Đó là một bức tranh vô cùng sinh động rực rỡ, được tái hiện như một giấc mơ. Cũng chỉ là giấc mơ thôi, nên phút chốc Hàn Mặc Tử nhận ra điều đó và trở về với nỗi buồn thảm mênh mang:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?“
Không gian, thời gian chuyển đổi không ngừng. Vừa mới nơi vườn xanh đã điHanfn với trời rộng sông dài, trăng khuya. Bởi cảnh chỉ là ảo ảnh nên mới có sự chuyển đổi nhanh đến như vậy. Hụt hẫng trước mối tình đơn phương, Hàn cảm thấy bị chia cách muôn trùng. Đó có lẽ là nỗi đau thương của một tình yêu không được đón nhận. Gần đây mà sao như rất xa, xa đến tít mù. Nhà thơ rơi vào trạng thái chơi vơi, lơ lửng của tinh thần trong cơn mộng mị:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Như muốn níu giữ một chút gì đó còn lại cho tinh thần, nhà thơ khao khát được trở về. Trở về với trăng là trở về với cái đẹp nguyên sơ của bản thể, gạt lọc hết mội ố bẩn, tầm thường để lấy cái tinh hoa, thần thía của sắc đẹp. Và càng khát khao, càng thấy xa xôi vời vợi. Đến lúc này hình bóng thật sự đã trôi vào ảo ảnh:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
“Áo em trắng quá nhìn không ra” hay là lòng em trong sạch quá anh không thể với tới. Có một chút oán trách trong lời thơ bi ai. Ở đây, Hàn Mặc Tử trách cuộc đời chứ không phải trách Hoàng Cúc. Bởi số phận đã khiến nàng phải là một trinh nữ suốt đời phụng sự cho chúa, không thể có ái tình.
Có thể rất rõ ràng nhưng Hàn Mặc Tử vẫn chưa hiểu là người con gái ấy có động lòng bởi tấm chân tình của mình không. Vì phép lịch sự chàng không dám hỏi và có hỏi thì cũng không ai trả lời. Câu hởi không lời đáp “Ai biết tình ai có đậm đà” mãi mãi là một nỗi ám ảnh trong lòng thi nhân. Chàng chỉ biết ôm mối tình tuyệt vọng và đau khổ trong mỗi đêm trăng lên.
- Kết bài:
Bài thơ ngắn ngủi nhưng chất chứa biết bao cảm xúc. Hàn Mặc Tử đã tài tình dồn nến tâm tư ấy trong ba khổ thơ ngắn ngủi. Có lẽ, đây là một cuộc tự vấn chính tâm hồn mình để đoạn tuyệt với cuộc tình vốn đã phôi phai chăng?
Bài tham khảo:
Cảm nhân vẻ đẹp thôn Vĩ và tâm hồn nhà thơ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Mở bài:
Hàn mặc Tử xuất hiện trên thi đàn như một hiện tượng độc đáo và duy nhất. Chua bao giờ trong nền thơ Việt Nam có những vần thơ đau đớn, kinh dị và mãnh liệt đến thế. Ông đau vì tình, đau vì bệnh và đau vì thất chí. Tuy vậy, cũng có những lúc ông trở vè với cuộc sống đời thường với những cảm xúc bình dị, chân thành. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hiếm hoi như thế. Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tâm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Thân bài:
Bài thơ nói về một tình yêu đơn phương, thơ mộng, trong sáng, lung linh, huyền ảo. Đồng thời còn là một bức tranh thi vị về xứ Huế. Nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ như một lời giới thiệu, lời mời chào. Cảnh sắc xứ Huế mông mơ và con người huế hiền hậu:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mở đầu khổ thơ là những ấn tượng về mảnh vườn thôn Vĩ trong ánh nắng tinh khôi của buôi ban mai. Câu mở đầu là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết cứa cô gái thôn Vĩ với nhà thơ (hay đấy cũng là lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ). Tác giả không dùng hai chữ “về thăm” mà dùng hai chữ “về chơi” mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình hơn. Câu hỏi như vọng lên lừ một phương trời xa xôi ấy đã là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hôn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc. bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế.
Ba câu thơ tiếp theo là hình ảnh thôn Vĩ hiện lên trong hồi tưởng, Hàn Mặc Tử không tả mà chi gợi những gì gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc còn lưu lại trong tâm trí người ở nơi xa. Trước hết là “Nắng hàng cau nắng mới lên” ba chữ nang hàng cau gợi sắc thái bình dị mà thanh cao. Thôn Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp, cao vút, vượt lên trên những cây khác (thứ cây đầu tiên nhận ánh sáng của một ngày), những tàu cau còn đọng sương đêm, hút lây ánh sáng, lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm mai.
Tác giả còn gợi được vẻ đẹp của nắng ở đây. Đó là nắng mới lên thật trong trẻo, tinh khôi, gợi sức sống đang vươn lên trên những khu vườn tươi dẹp của thôn Vĩ. Cái thần thái của thôn Vĩ là vườn cây xanh. Vườn bao bọc quanh nhà. Cấu trúc vườn nhà – nhà vườn được chăm sóc chu đáo vốn là đặc trưng xứ Huế. Những khóm hoa, cây cảnh vốn đã xanh tươi lại được những bàn tay khéo léo chăm sóc nên càng thêm đẹp thêm tươi.
“Vườn ai” (hay chính vườn nhà em) biểu lộ sự ngỡ ngàng. Hai từ “mướt quá” gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây. “Vườn ai mướt quá” như lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca. “Xanh như ngọc” là một so sánh thật đẹp, gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt, mượt mà được ánh mặt trời rực rỡ của buổi sớm mai chiếu xuyên qua trở nên có màu xanh trong suốt và ánh lên như ánh ngọc.
Và thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Mặt chữ điền là phép hoán dụ. Hình ảnh “mặt chữ điền” gợi vẻ đẹp tâm hồn. Đó là tính cách cương trực, phúc hậu, lại che ngang tôn rõ thêm nét kín đáo. Sự xuất hiện của con người càng làm cho cảnh thêm sinh động.
Ngay khổ thơ đầu, ta đã cảm nhận được cái thần thái của thôn Vĩ với cảnh xinh xắn, con người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Tâm trí nhà thơ hướng về một hình ảnh không thể tách rời thôn Vĩ. Đó là dòng sông Hương hiền hòa:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Tiếp nối mạch cảm xúc ở khố đầu, ở khổ thơ thứ 2 tác giả đặc tả cảnh sông nước mây trời xứ Huế và bộc lộ niềm hoài vọng bâng khuâng. Thiên nhiên như có biến chuyển từ bình minh nắng mới lên đến chiều hoàng hôn vắng lặng rồi đêm trăng huyền ảo. Đang vui vẻ ấm áp bỗng nhiên chia hai, đau xót đến tột cùng.
Hình ảnh dòng sông Hương gắn với khói mây và con thuyền ai đó đang đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng. Nếu hai câu đầu tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huê: gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa.
Phép điệp: gió – mây thể hiện sự ngăn cách quyết liệt. Biện pháp nhân hóa gió, mây, dòng sông khiến cho hình ảnh thơ trở nên lung linh, gợi cảm. Gió thổi mây bay. Nhờ gió mà dòng sông có sóng, có sự sống động. Thế nhưng ở đây mây và gió lại rời xa nhau, làm tăng thêm cái trống vắng của không gian. Hay nói đúng hơn rất ít mây và gió cho nên dòng sông lặng lẽ, buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ khẽ lay động rất nhẹ. Cảnh đẹp nhưng thật lạnh lẽo, chia lìa tan tác. Đoạn thơ phản phất nỗi u buồn, cô đơn của nhà thơ.
Hai câu sau cho thấy tâm hồn thi nhân có buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đây là cảnh thực mà cứ như ảo. Lặng đi trong buôn đau, tác giả trở về với cõi mộng, với thế giới vầng trăng. Hai câu thơ đầy trăng: con thuyên chở trăng – một dòng sông trăng – một bến sông trăng. Tác giả miêu tả một đêm trăng sáng trên dòng sông Hương. Sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng. Hàn Mặc Tử cũng không mê gì hơn mê trăng. Trăng đối với thi nhân không chỉ là cảnh quang để thưởng ngoạn mà còn là nơi để gửi gắm niềm tin yêu.
Tác giả dùng hình ảnh gợi cảm khắc họa cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng. Hình ảnh “thuyền chở trăng” không có gì mới nhưng “sông trăng” lại là một khám phá riêng của thi nhân. Ai có thể thờ ơ trước một dòng sông trăng? Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay? đau đáu một nỗi niềm mong đợi, biểu hiện niềm khao khát gặp gỡ đến thiết tha. Chữ’ “kịp” là cảm giác về một hiện tại quá ngắn ngủi của Hàn mạc Tử. Khổ thơ kết thúc bàng một tín hiệu mong chờ, lời khấn cầu chứa đựng hoài nghi lo sợ, hy vọng mong manh.
Nếu hai khổ thơ đầu, ý thơ còn chút rộn ràng thì đến khổ thơ cuối lại thuộc về một không gian hoàn toàn khác. Thi nhân đã về với nơi chốn mình là ở đấy nơi mà thi nhân đang ngóng về thôn Vĩ. Nhà thơ nói về con người xứ Huế. Cảnh vật và con người như chìm vào mộng ảo. Tác giả như lặng đi trong mơ tưởng:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Đọc khổ thơ này ta dường như không còn thấy vẻ đẹp của Huế mà chỉ còn lại nỗi đau buồn của con người. Khổ thơ mở đầu bằng một lời thốt ra trước hình ảnh ai dó tuy mờ ảo nhưng có thật. Mờ ảo vì khách đường xa. Nhận không ra có thật vì áo em trắng. Hình ảnh chứa đựng biết bao thân thương nhưng rất đỗi xa vời.
Điệp ngữ “khách đường xa” nhấn mạnh sự xa cách. Xa về không gian, thời gian mà còn xa về tâm hồn, tình cảm. Việc đến Huế chỉ là giấc mơ do tâm trạng chán nản vì bệnh tật. Đó là một giấc mơ có cả sự khao khát một cái gì đó mà mình cảm thấy lung linh huyền ảo, tươi đẹp, trắng trong nhưng không bao giờ với tới:
“Áo em trăng quá nhìn không ra”
Tâm hồn em thánh thiện quá, hạnh phúc đến bất ngờ. Thi nhân say men sắc màu trinh trắng đến choáng váng nhìn không ra hay bức thư của Hoàng Cúc đã làm thức dậy hình bóng xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào? Tình cảm của người con gái Huế quá trong sáng, ngây thơ rất đáng trân trọng nhưng Hàn Mặc Tử chỉ nghĩ đến tình yêu hư ảo.
Cuối bài thơ là sự khép lại một tâm trạng hoài nghi, bâng khuâng: “Ở đâv sương khỏi mờ nhăn ảnh”. Đúng là Huế mưa nhiều lắm, sương khói lắm. Sương khói trắng, áo em trắng, không gian toàn màu trang. Có hay không bóng hình em trong khói sương mờ nhạt kìa hay em chỉ là ảo ảnh. Yêu mà không nhận diện được hình bóng người yêu, không nắm bắt được tình cảm người yêu -> rơi vào lâm trạng ray rứt. bâng khuâng:
“Ai biết tình ai có đậm đà”
Câu hỏi day dứt, băn khoăn về một mối tình đơn phương. Đại từ phiếm chỉ “ai” tạo tính đa nghĩa cho câu thơ. “Ai” là anh hay là em. Anh biết tình em có đậm đà hay là Em biết tình anh đậm đà vẫn là một câu hỏi chơi vơi, không có lời giải đáp.
Gắn với mối tình đơn phương nhưng khổ thơ không chỉ minh họa cho mối tình giữa thi sĩ và người bạn gái. Đặt trong dòng kỉ niệm về Huế, bài thơ còn có một ý nghĩa khác. Trong sương khói của đất kinh thành Huế những thiếu nữ Huế tươi đẹp quá, kín đáo, huyền ảo quá. Nào ai biết tình yêu của họ bền chặt? Liệu khi yêu tình cảm có đậm đà? Đây không phải là đánh giá hay trách móc ai. Tình cảm càng thiết tha thì càng tiếc nuối. Bài thơ là một chút nhăn nhủ, trách móc của trái tim khao khát yêu thương mà không đến được tình yêu trọn vẹn.
- Kết luận:
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu người, thủy chung với cuộc đời.