Cảm nhận tấm lòng của nhân vật ông Hai dành cho quê hương, đất nước qua cuộc nói chuyện với đứa con út.
- Mở bài:
– Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.
– Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.
– Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắc.
– Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.
- Thân bài:
Truyện kể về ông Hai – người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mìn Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? Ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”…
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai vô cùng đau đớn và tủi nhục. Suốt mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu. Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: “Những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”.
Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ôn Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?… Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.
Ông lão khóc, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má”. Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.
Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con Cả hai bố con ông đều một lòng “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”. Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp – lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ô Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”. Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. Ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!
Thật không thể diễn tả hết được niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính. Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác. Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả. Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt.
Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ rà Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.
Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.
- Kết bài:
– Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.
* Tham khảo:
Cảm nhận tấm lòng của nhân vật ông Hai dành cho quê hương, đất nước qua cuộc nói chuyện với đứa con út.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai – một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.
Thử thách tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. Ở người nông dân ấy, tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”’.
Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như không thể thở được”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hoài nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ ràng.
Để vơi bớt nỗi tủi nhục và tìm kiếm lối thoát cho những dằn vặt nội tâm, ông Hai đã trò chuyện cùng đứa con út. Từ thế giằng co dữ dội, ông nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết… tất cả, tất cả đều là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.
Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ.
Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến. Không còn nỗi tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn… Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh phúc.
Người đọc bị cuốn vào mạch tâm tư của ông Hai, vào nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật quá tự nhiên, quá tài tình, vào duyên kể chuyện của tác giả mà quên đi cái cách “gỡ nút” câu chuyện quá giản đơn tưởng như vô lí. Có lẽ trên đời chưa có ai khoe cái việc “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” một cách hả hê, sung sướng như ông. Trong sự cháy rụi của nhà ông, là sự hồi sinh của một làng khác: làng Chợ Dầu kháng chiến… Ai cũng mừng cho ông lão kể cả mụ chủ nhà tinh quái. Không những ông Hai mà có lẽ cả người ít ngờ về thái độ vui mừng dễ dãi của mụ. Nhưng nghĩ kĩ lại không bất ngờ, vì người đàn bà ấy cũng là người dân Việt Nam độc lập sống trong không khí của Cách mạng. Kim Lân thật đa tài khi chỉ bằng vài nét chấm phá đã cho ta thấy thế nào là cuộc kháng chiến toàn dân.
Có thế nói, linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp, một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường mà những gì tốt đẹp của họ – lòng yêu làng, yêu nước được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân là cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, Kim Lân đã có những tác phẩm độc đáo và đặc sắc về nông thôn và người nông dân (trong đó không thể không kể đến Làng). Điều này đã giúp ông trở thành một trong những nhà văn viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều ở nước ta.