cam-nhan-tam-trang-cua-nhan-vat-ong-hai-tu-luc-tan-cu-cho-den-het-truyen

Cảm nhận tâm trạng của nhân vật ông Hai từ lúc tản cư cho đến hết truyện.

Cảm nhận tâm trạng của nhân vật ông Hai từ lúc tản cư cho đến hết truyện.

  • Mở bài:

–  Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

– Từ khi tản cư, ông Hai rơi vào tình huống trớ trêu: nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Kể từ đó cho đến hết truyện, tâm lí của ông hai có cuộc vận đọng dữ dội xoay quanh tình yêu và trách nhiệm đối với làng, với nước.

  • Thân bài:

1. Tâm trạng của ông Hai từ khi tản cư:

– Ở nơi tản cư, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

– Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.

2. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

– Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

– Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điêu vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

– Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con ( nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?): Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai.

– Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

– Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

– Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác.

– Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nõi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai.

– Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng.

– Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản).

3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

– Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng.

– Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua non ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

– Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân

  • Kết bài

– Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

– Ông Hai là người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

– Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.


  • Mở bài:

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. Ông viết ít nhưng rất thành công. Làng là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân. Tác phẩm nói về nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với đất nước, lòng căm thù giặc. Qua tác phẩm, hình ảnh và vẻ đẹp của ông Hai được thể hiện rất nổi bật và rõ ràng.

  • Thân bài:

1. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai khi ở nơi tản cư:

– Ở nơi tản cư, ông Hai rất nhớ làng, tự hào, sự kiêu hãnh về làng của mình. Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường như vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em

+ Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

2. Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc:

+ Lúc đầu ông Hai dường như cũng không tin nên hỏi lại.

+ Khi đã rõ thì cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

+ Ông Hai thật cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà, nắng gớm, về nào…” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi.

+ Cho đến khi về nhà, ông nằm vật ra gườn Người đọc như nhận thấy được cũng chính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây.

+ Ông Hai lúc này đây dường như cứ nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi nước mắt cứ chan chứ
Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

+ Ông sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và đồng thời cũng không chứa chấp Việt gian.

3. Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

+ Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lê

+ Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan t

+ Qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

4.  Tình yêu nước mạnh mẽ trong nhân vật ông Hai:

– Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật khi nghe được tin làng theo Tây được cái chính là “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông ti

– Lúc này đây thì ông và con ông đều ủng hộ cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ trong truyện).

  • Kết bài:

– Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hai điều trên đã được tác giả Kim Lân làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nha Việc miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại hay đó chính là những cuộc độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng cho nhân vật, khiến nhân vật sống động hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang