Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua cuộc nói chuyện với đứa con nhỏ
- Mở bài:
Làng là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân và của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thông qua nhân vật ông hai, tác phẩm phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thân bài:
Xoay quanh tâm trạng của ông Hai về cái làng chợ Dầu của mình, nhà văn Kim Lân đã có những khám phá độc đáo. Ông Hai vốn rất yêu và tự hào cái làng chợ Dầu của mình bởi làng ông hết sức khang trang, giàu và đẹp. Làng chợ Dầu lại còn là làng kháng chiến, người làng chợ Dầu anh dũng, kiên cường. Nhưng oái ăm thay, lúc ở nơi tản cư, ông Hai bất ngờ hay tin làng Chợ dầu theo giặc, người chợ dầu làm Việt gian cả rồi. Cái tin thất thiệt ấy cuối cùng cũng được cải chính nhưng trong khoảng thời gian ấy, ở nhân vật ông Hai đã diễn ra những đấu tranh kịch liệt, góp phần bộc lộ và khẳng định phẩm chất của nhân vật.
Khi hay tin làng theo giặc do mấy người ở quê lên, ông Hai khổ tâm hết sức vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má. Cảm giác tủi hổ, đắng cay bất ngờ dâng trào chiếm lĩnh cả tâm hồn ông, thân xác ông. Ông Hai rũ rượi, nét mặt bơ phờ như vừa đánh mất một cái gì đó quý giá lắm.
Tâm trạng ấy bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông cuộn thắt, xoắn lấy tâm can ông. Cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội xảy ra nhưng ngày sau đó, hết sức khốc liệt. Cuối cùng, thay vì trở về làng ông khẳng định sự trung thành vói cách mạng, với kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ.
Để khuây khỏa tâm hồn và tìm kiếm sự an ui, ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đơn giản ông muốn được nghe về làng chợ Dầu, muốn được nghe thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý dù bây giờ nó không còn trọn vẹn nữa. Giờ đây, nhắc đến làng là ông vừa thấy tự hào, vừa căm giận. Tự hào vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương ông. Căm giận bởi người chợ Dầu dã phản bội lị tình yêu của ông, phản bội lại đất nước, đi ngược lại những gì bấy lâu ông ngưỡng mộ và tôn thờ.
Cách thể hiện tình yêu của ông Hai rất mộc mạc và chân thành. Câu trả lời của đứa con út: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” hay chính là nỗi lòng của ông. Ông chuyện trò vói con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗi khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông suốt mấy hôn nay. Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu.
- Kết bài:
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân yêu nước, nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
- Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua cuộc nói chuyện với đứa con nhỏ
- Phân tích cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
- Phân tích sự chuyển biến từ tình yêu làng đến tình yêu nước của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn làng của Kim Lân
- Chứng minh: “Truyện ngắn Làng của Kim Lân thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp”
- Qua hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyến biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp