cam-nhan-truyen-ngan-toi-di-hoc-thanh-tinh

Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh

Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh

Truyện ngắn Tôi đi học kể về những cảm xúc lo âu, tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên. Trên đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi thấy mọi vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vừa thân quen, vừa lạ lẫm. Cậu thấy trang trọng và đứng đắn hơn trong bộ đồng phục mới và muốn tự mình cầm lấy bút vở. Khi đứng trước sân trường, nhân vật tôi thấy sân trường đông nghịt người, ngôi trường trở nên cao ráo, sạch sẽ và oai nghiêm hơn mọi ngày. Cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ. Khi xếp hàng vào lớp, cậu thấy xa mẹ hơn lúc nào hết. Khi nghẹ gọi đến têm mình, quả tim cậu như ngừng đập vì quá hồi hộp. Đến khi ngồi trong lớp học rồi, cậu mới bình tâm qua sát xung quanh, thấy vừa mới lạ lại vừa hết sức quen thuộc. Một làn hương bất ngờ xông lên, một cánh chim bên cửa sổ, tường vôi hoen rỉ, bàn ghế, bạn bè,… khiến cậu thích thú. Cậu tự lạm nhận tất cả là của mình và nhẹ nhàng bắt đầu buổi học đầu tiên trong cuộc đời.

Khác với nhiều nhà văn khác đi tìm kiếm vẻ đẹp trong những cái bề bộn, lớn lao, Thanh Tịnh đã chọn hướng đi riêng cho ngòi bút của mình với phong cách đặc sắc. Ông tìm về với những cảm xúc dịu êm, lắng động, trầm sâu trong tâm hồn và đời sống của con người. Bởi thế, trang văn của ông mang vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu. Cuộc sống được bao bọc trong lớp ngôn ngữ mượt mà, tinh tế và hàm súc. Truyện kí Tôi đi học thể hiện sâu sắc phong cách văn hương ấy.

Tôi đi học ghi lại chân thực và cảm động những cảm xúc hồn nhiên, vô tư và những rung động tinh tế của nhân vật tôi trong ngày khai trường đầu tiên. Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian và không giận. Từ hiện tại, nhân vật tôi nhớ về quá khứ, đó là một ngày mùa thu tiết trời se lạnh, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức xa xăm. Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường tới trường vừa thân quen lại vừa xa lạ như đang có sự thay đổi lớn. Nhân vật tôi bồng nhiên lo sợ vẩn vơ rồi lúng túng khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, thấy sân trường đông nghịt người, khi nhìn các bạn mới khép nép bên mẹ, lúc nghe gọi tên mình vào lớp. Khi đã ngồi trong lớp học, không gian mới, con người mới khiến nhân vật tôi cảm thấy ấm áp, tự lạm nhận tất cả là của mình và nhẹ nhàng bắt đầu buổi học đầu tiên.

Lên đầu trang