»» Nội dung bài viết:
Cảm nhận bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
- Mở bài:
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. “Viếng lăng Bác” là tác phẩm tiêu biểu của viễn Phương gia đoạn sau 1975.
- Thân bài:
Bài thơ “Viếng lắng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam,nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.
Bài thơ được chia làm 4 phần tương ứng với 4 khổ thơ thể hiện mạch vận động của cảm xúc trong bài theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian. Cảm xúc bao trùm trọn vẹn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác (khổ thơ 1):
Cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong khổ thơ này:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.
Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao điều sâu xa,. Nhà thơ nói mình ở miền Nam, ở tuyến đầu của Tổ quốc, ở nơi máu đổ suốt mấy chục năm trời. Như vậy, không đơn giản là chuyên đi thăm công trình kiến trúc, không chỉ chiêm ngưỡng trước di hài một vĩ nhân mà đó là cây tìm về cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sông trở về nguồn. Đó là cuộc trở về để báo công với Bác, để được Bác ôm vào lòng và ngợi khen.
Nhà thơ xưng “con” và chữ “con” ở đầu dòng thơ, đầu bài thơ. Trong ngôn từ của nhân loại không có một chữ nào lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng “con”. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”. “Viếng” là đến chia buồn với thân nhân người chết. “Thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Cách nói giảm, nói tránh có vai trò làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu.
Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Cách xưng hô và cách dùng từ của Viễn Phương giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.
Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ Viễn Phương không chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre với bút pháp tượng trưng, biểu tượng (gợi ra một điều gì đó từ một hình ảnh ẩn dụ lớn). Trước hết, hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam. Tre đại diện cho sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất trước hoàn cảnh. Nơi đâu có đất đai, nơi ấy tre đủ sức mạnh để sinh tồn.
Hình ảnh hàng tre còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm, dân tộc Việt Nam vẫn luôn đứng vững trước âm mưu xâm lược của kẻ thù. Dù có lúc tưởng chừng như bị khuất phục, bị đồng hóa nhưng bản lĩnh kiên cường, bất khuất đã đưa dân tộc đi qua gian khổ, chiến thắng kẻ thù. Dù “bão táp mưa sa” nhưng tre vẫn “đứng thẳng hàng”. Đó là sức mạnh tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ, liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Hàng tre ấy như những đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên đất nước Việt Nam tụ họp về đây xum vầy với Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Nơi Bác nghỉ vẫn luôn xanh mát bóng tre xanh.
Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
2. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác (khổ thơ 2):
Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo. Nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng, hơi ấm và ánh sáng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, là động lực của mọi sự sống.
Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo,độc đáo. Đó là hình ảnh của Bác Hồ, một nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh vĩ đại và vĩnh hằng của dân tộc. Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hi sinh để đi tới chiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. Tình yêu thương bao là của Bác tỏa hơi ấm trong lòng mỗi con người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bác như: “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nghĩa, cái nhân lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người.
Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên vừa góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người và giữa thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác.
Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”. “Tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình. “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm.
Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” là 79 năm cuộc đời của Người. Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng (khổ thơ 3):
Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy!
Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác.
“Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. Lúc sinh thời, Người từng nói khi nào đất nước thống nhất, Người sẽ vào miền nam thăm đồng bào. Giờ đất nước thống nhất rồi nhưng Bác đã mãi mãi đi xa, không thực hiện được niềm mong ước ấy. nghĩ đến điều đó, nhà thơ không khỏi ngậm ngùi.
Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa.
4. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác (khổ thơ 4):
Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người.
Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên “con chim”,”đóa hoa”, “cây tre trung hiếu” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng.
Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.
- Kết luận:
“Viếng lăng Bác” thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực vớ hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng như “mặt trời trong lăng”,”tràng hoa”,”trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
Liên hệ:
– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
– Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
– Bác ơi! (Tố Hữu)
– Bài hát: Lời Bác dặn trước lúc đi xa (Trần Hoàng)
Tham khảo:
Cảm nhận bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Mở bài
“Bác nhớ miền Nam nối nhớ nhà
Miên Nam mong Bác noi mong cha”
Thuở sinh thời, Bác Hồ luôn tâm niệm “Miền Nam ở trong trái tim tôi” và nhân dân miền Nam cùng mong ước được gặp tận mặt vị lãnh tụ kính yêu của đất nước. Thế nhưng, ngày tái ngộ chưa kịp đến thì đất mẹ đã đón Bác về, để lại lòng người noi tiếc nhớ khôn nguôi. Cho đến một năm sau ngày giải phóng, Viền Phương – nhà thơ đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ tại Nam Bộ, đã ra Hà Nội để thăm lăng Bác. Cảm xúc trào dâng, ỏng đã viết nên bài thơ Viếng lăng Bác.
- Thân bài:
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương viết vào năm 1976 (in trong tập Như mây mùa xuân — 1978), khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác. Bài thơ thể hiện, niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng. biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nồi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong khổ thơ này:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Mở đâu bài thơ là những lời tâm tình đây thân thương, xúc động của đứa con miền Nam khi đứng trước lãng Bác.
Cách xưng hô “Con – Bác” mang đậm chất miền Nam, thể hiện sự ngọt ngào thân thương, cách xưng hô quen thuộc và riêng biệt của nhân dân Việt Nam dành cho lãnh tụ vĩ đại của mình, bởi vì “Người là Cha, là,Bác, là Anh.. ” Cách nói “con ở miền Nơm” vừa thể hiện niềm tự hào của người con miền Nam thành đồng Tổ quốc “đi trước về sau ” trong cuộc kháng chiến vừa bao hàm nồi đau lớn lao khi đất nước thống nhất mà Bác lại vĩnh viễn ra đi.
Từ “thăm” giản dị mà xúc động vừa giảm nhẹ nỗi đau đớn xót xa, vừa như khẳng định trong lòng mình: Bác Hồ, vị cha già kính yêu vẫn còn đó. Tâm thế của thi nhân lúc này như người con đi xa lâu ngày, nay được gặp lại bóng dáng người cha thân yêu.
Câu thơ gợi lên tâm trạng đặc biệt thiêng liêng, đây ý nghĩa của cuộc viếng lăng Bác. Đó là tâm trạng không chỉ của một người con, mà còn là tâm trạng của cả một miền Tổ quốc đã vắng mặt khi người cha chung của dân tộc ra đi.
Hàng tre có thực bên lăng Bác được nhìn với con mắt liên tưởng nhân hoá và tưởng tượng vì thế thành hàng tre xanh dân tộc “xanh xanh Việt Nam” thành những chiến sĩ trung kiên bất chấp bão táp, mưa sa vẫn “đứng thẳng hàng”. Lăng Bác bỗng thật gần gùi, thân thuộc như một làng quê sau luỹ tre xanh. Hàng tre còn mang ý nghĩa biểu tượng: một dân tộc cần cù, hiên ngang, mạnh mẽ, xếp thành hàng cùng với các chiến sĩ vệ binh canh giấc ngủ cho Người. Đến với lăng Bác, chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ đời đời cùng xanh mát bóng tre của làng quê Việt Nam.
Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ, liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Dù gặp bão táp mưa sa – gặp những thăng trầm trong cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước, vẫn “đứng thẳng hàng”, vẫn đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục.
Bước đến gần hơn, hình ảnh từng dòng người vào viếng Bác khiến nhà thơ vô cùng xúc động:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Nhà thơ theo dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác, chân bước đi mà lòng ngầm nghĩ, nghĩ về Bác. Sự kết hợp hai hình ảnh thực và ẩn dụ đặc sác đây ý nghĩa: hình ảnh mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, của tạo hóa mọc ở phương Đông lặn ở phương Tây.
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo,độc đáo. Đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Điệp từ “ngày ngày” khiến cho nhịp đi của thiên nhiên đã hòa vào nhịp đi “của dòng người nối nhau vào lăng viếng Bác. Thiên nhiên và con người hòa vào nhau, cùng hướng về một con người bất tử.
Từ hình ảnh dòng người nối nhau vào viếng lăng Bác, nhà thơ đã sáng tạo nên một một hình ảnh so sánh ẩn dụ đẹp đay sáng tạo “Kết tràng hoa dáng bày mươi chín mùa xuân”. Đó là tràng hoa được kết bằng những “đóa hoa người” để dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”. Câu thơ lại có thêm một hình ảnh hoán dụ độc đáo khác: bảy mươi chín mùa xuân chỉ cuộc đời của Bác – một cuộc đời thật đẹp đã dệt nên mùa xuân đất nước. Hình ảnh hoán dụ này vừa đẹp vừa mới lạ, thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
Tất cả những hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ. Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Khi bước vào lăng Bác, xúc động đến nghẹn ngào, nhà thơ cảm thấy như Bác vần còn ờ cùng ta. Câu thơ giản dị vô cùng mà diễn tả được hình ảnh Bác đang thanh thản yên nghỉ sau cả một đời hoạt động cách mạng, cổng hiến cho.dân cho nước.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình vén
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiển “
Với sự liên tường phong phú, dưới ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo dịu nhẹ, với không gian yên tĩnh trang nghiêm trong lăng, nhà thơ tưởng tượng ánh sáng đang tỏa xung quanh như ánh sáng của “vầng trăng”. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.
Lời thơ êm ái nhẹ nhàng, giọng thơ gợi niềm xúc động chân thành, đau xót. Tâm trạng xúc động của Viễn Phương như được nhân lên bằng hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Với hình ảnh vầng trăng, mặt trời, trời xanh, dụng ý của nhà thơ muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Đó đều là những cái mênh mông, bao la, bất diệt của vũ trụ được nhà thơ ví với cái bao la, rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viền nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Đó cũng là biểu hiện vĩ đại, rực rỡ, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác. Bác sống mãi với đất nước Việt Nam, hồn Bác là hồn dân tộc. Bác hóa thân vào thiên nhiên của non sông đất nước, tên tuổi của Bác gắn liền với nước Việt Nam: “Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam ”
Điệp từ gợi tả “nhói” đã diễn tả nỗi đau mãnh liệt ập đến bất ngờ vượt trên mọi lí lẽ. Đây không chỉ là nỗi đau của nhà thơ mà còn là nỗi đau của mồi chúng ta khi nghĩ về sự ra đi của Bác. Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tinh cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong hoàn cảnh tương tự, việc sừ dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Song ở đây, dường như nôi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ còn cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
Bài thơ khép lại với nồi đau trào nước mắt, với niềm luyến tiếc khôn nguôi trong giờ phút chia tay Bác, trở về miền Nam. Cách nói “Mơi về miền Nam thương trào nước mắt’ hết sức mộc mạc, bộc trực mang đậm phong cách của người dân Nam Bộ. Chi một tiếng “thương” thôi cùng đã gói trọn cả tâm lòng người miên Nam dành cho Bác. “Thương” ở đây là kính, là yêu, là trân trọng đức hy sinh, sự tận tụy của Bác với dân với nước, thương đến “trào nước mắt ”.
Điệp từ “muốn làm” cùng với nghệ thuật liệt kê một loạt hình ảnh bộc lộ ước muốn, nguyện vọng của nhà thơ: muốn làm con chim để ca ngợi sự vinh quang của Bác, muốn làm đóa hoa để tỏa hương khoe sắc bên lăng Bác, muốn làm cây tre đe gìn giừ quanh lăng…
Đặc biệt, cách dùng hình ảnh “cây tre trung hiếu” như khẳng định một lời thề hứa sắt son, sẽ sống sao cho xứng đáng với công ơn của Bác, xứng đáng với dân tộc, thể hiện ước nguyện đi tiếp con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra, đó là cống hiến, phục vụ cho quê hương đất nước.. Ước nguyện đó thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhà thơ, một người con Nam Bộ, nhưng đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre, kết thúc bài thơ, tác giả đà trở lại với cây tre “trung hiếu” như một lời hứa, một tâm nguyện của con dân Việt Nam trước vị lành tụ kính yêu của minh. Cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ cỏ kết cẩu đẩu .cuối tương ứng, nhằm tô đậm thêm hình ảnh gây ấn tượng và mạch cảm xúc cùng được trọn vẹn.
- Kết bài:
Với thể thơ tự do, bố cục tự nhiên, đơn giản theo diễn biến cảm xúc và suy nghĩ; giọng thơ trang nghiêm sâu lắng pha lẫn niềm xót xa tự hào; những hình ảnh thơ độc đáo, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, bài thơ “Viếng lắng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện những xúc động tràn đầy và lớn lao khi viếng lăng Bác, những suy ngẫm sâu sắc về Bác cũng như những tình cảm thành kính dành cho Bác.
Tham khảo.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, miền Nam vẫn luôn là nỗi trăn trở khôn nguôi trong lòng Bác. Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi. Bởi với Bác, nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam; và nữa, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất nước nhà là khát vọng cả đời của Bác, của người dân Việt Nam. Riêng với người dân miền Nam, ngay khi đế quốc Mỹ nhảy vào thế chân Pháp, hiệp thương thống nhất nước nhà theo hiệp định Giơ-ne-vơ thất bại, như bóng cây Kơ-nia, lòng dân đã hướng về suối nguồn miền Bắc. Và bằng sức mạnh tầm vông, từ ngọn tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Hình ảnh tre tầm vông (tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam) và hình ảnh Bác (tượng trưng cho lí tưởng cách mạng) đã trở thành hai biểu tượng, hai điểm tựa cho cuộc chiến đấu của người dân miền Nam. Có lẽ đó là lí do, để ngay trong lần đầu được ra miền Bắc viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã có ấn tượng và xúc cảm sâu sắc bởi sự gắn quyện hai biểu tượng của lí tưởng và phẩm chất Việt Nam nơi quảng trường Ba Đình.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Cấu trúc song hành được hiển lộ trong ý hướng đặt cạnh bên nhau hình ảnh của Bác (“lăng Bác”) và cây tre (“hàng tre bát ngát”) cũng là cấu trúc cơ bản của bài thơ. Có thể nói, cả bài thơ đã được dệt nên bởi những cấu trúc song hành như thế.
Oqe khổ
thơ đầu, ấn tượng bao trùm chưa phải là hình ảnh Bác mà là hình ảnh cây tre. Chỉ bằng hai câu thơ, (thực chất là một câu, vì câu thứ ba thể hiện một sự phát hiện, thốt ra một cảm xúc khi thấy hàng tre), tác giả đã đúc kết một cách sâu sắc bản chất của cây tre như là phẩm chất của dân tộc Việt Nam:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ láy xanh xanh, ngoài việc thể hiện màu sắc ở nghĩa nổi, ở bề sâu của nó chỉ vẻ yên bình, chắc chắn, vững bền, tương đồng với hình ảnh “đứng thẳng hàng” ở câu dưới. Đối lập với nó là hình ảnh bão táp mưa sa, chỉ sự sóng gió, hiểm nguy, chao đảo. Vậy là, trong mưa gió thiên nhiên, hàng tre vẫn bền bỉ vươn lên xanh tốt; trong gian khổ chiến tranh, dân tộc Việt Nam vẫn kiên trì chiến đấu và chiến thắng. Sức sống của cây tre được đem ra ngầm chỉ sức sống của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Khổ thơ thứ hai, trong tính đối xứng với khổ thơ thứ nhất (chỉ phẩm chất dân tộc), miêu tả về Bác (chỉ lí tưởng cách mạng). Biện pháp nghệ thuật chủ yếu vẫn là sử dụng hình ảnh ẩn dụ, các cấu trúc từ và cụm từ đăng đối.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân…
Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, cây tre được hiện lên trong tính đối xứng: cây tre tự nhiên (hàng tre trong sương) – cây tre biểu tượng (hàng tre xanh xanh Việt Nam), thì ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời cũng được miêu tả bằng thủ pháp đối xứng như thế: mặt trời tự nhiên (mặt trời đi qua trên lăng) – mặt trời biểu tượng (mặt trời trong lăng). Khổ thơ cũng có cách tổ hợp từ rất lạ, mang tính phiếm chỉ: trên lăng, trong lăng, trong thương nhớ, dâng bẩy mươi chín mùa xuân… Ngày ngày dòng người đi viếng lăng Bác là đi (dưới bầu trời, dưới mặt trời trên lăng) nhưng lại cũng là đi trong thương nhớ (mặt trời trong lăng). Vì thế, hành động tưởng niệm kết hoa dâng (đáng lẽ ra, đã là dâng thì là phải dâng lên, nên không thể dâng lên trong mà phải là dâng lên trên) thì lại được thể hiện là dâng mặt trời trong lăng. Hơn nữa, tả mặt trời trong lăng, tác giả lại dùng dấu hiệu của mặt trời tự nhiên (“rất đỏ”) làm định ngữ, nên cũng có thể hình dung định ngữ “rất đỏ” có bổ sung ý nghĩa cho cả mặt trời tự nhiên. Tất cả sự song song và ứng đối ấy làm cho hai hình ảnh mặt trời mờ nhòe vào nhau. Hình tượng Hồ Chí Minh (như mặt trời) là vĩnh hằng, lòng kính yêu Người là vĩnh viễn. Tác giả muốn khẳng định niềm tin ấy. Cho nên, cũng giống như từ láy xanh xanh được sử dụng để chỉ ý vững bền, hai lần từ láy ngày ngày được sử dụng ở khổ thơ thứ hai cũng được sử dụng để chỉ ý vĩnh cửu, trường tồn.
Nếu như hai khổ thơ đầu thể hiện cách lập tứ thông minh, hằn in dấu ấn lí tưởng hóa, phải gồng mình để thể hiện, để giãi bày hết; thì khổ thơ thứ ba như lắng lại, đọng lại trong cảm xúc rất riêng tư của tác giả, lòng yêu kính của riêng nhà thơ với vị lãnh tụ mà mình yêu kính. Khổ thơ, vì vậy, mang một hình thức đặc biệt: là khổ duy nhất gồm các câu thơ bẩy chữ.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Ở khổ thơ đầu, ấn tượng bao trùm chưa phải là hình ảnh Bác mà là hình ảnh cây tre. Chỉ bằng hai câu thơ, (thực chất là một câu, vì câu thứ ba thể hiện một sự phát hiện, thốt ra một cảm xúc khi thấy hàng tre), tác giả đã đúc kết một cách sâu sắc bản chất của cây tre như là phẩm chất của dân tộc Việt Nam:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ láy xanh xanh, ngoài việc thể hiện màu sắc ở nghĩa nổi, ở bề sâu của nó chỉ vẻ yên bình, chắc chắn, vững bền, tương đồng với hình ảnh “đứng thẳng hàng” ở câu dưới. Đối lập với nó là hình ảnh bão táp mưa sa, chỉ sự sóng gió, hiểm nguy, chao đảo. Vậy là, trong mưa gió thiên nhiên, hàng tre vẫn bền bỉ vươn lên xanh tốt; trong gian khổ chiến tranh, dân tộc Việt Nam vẫn kiên trì chiến đấu và chiến thắng. Sức sống của cây tre được đem ra ngầm chỉ sức sống của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Khổ thơ thứ hai, trong tính đối xứng với khổ thơ thứ nhất (chỉ phẩm chất dân tộc), miêu tả về Bác (chỉ lí tưởng cách mạng). Biện pháp nghệ thuật chủ yếu vẫn là sử dụng hình ảnh ẩn dụ, các cấu trúc từ và cụm từ đăng đối.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân…
Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, cây tre được hiện lên trong tính đối xứng: cây tre tự nhiên (hàng tre trong sương) – cây tre biểu tượng (hàng tre xanh xanh Việt Nam), thì ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời cũng được miêu tả bằng thủ pháp đối xứng như thế: mặt trời tự nhiên (mặt trời đi qua trên lăng) – mặt trời biểu tượng (mặt trời trong lăng). Khổ thơ cũng có cách tổ hợp từ rất lạ, mang tính phiếm chỉ: trên lăng, trong lăng, trong thương nhớ, dâng bẩy mươi chín mùa xuân… Ngày ngày dòng người đi viếng lăng Bác là đi (dưới bầu trời, dưới mặt trời trên lăng) nhưng lại cũng là đi trong thương nhớ (mặt trời trong lăng). Vì thế, hành động tưởng niệm kết hoa dâng (đáng lẽ ra, đã là dâng thì là phải dâng lên, nên không thể dâng lên trong mà phải là dâng lên trên) thì lại được thể hiện là dâng mặt trời trong lăng. Hơn nữa, tả mặt trời trong lăng, tác giả lại dùng dấu hiệu của mặt trời tự nhiên (“rất đỏ”) làm định ngữ, nên cũng có thể hình dung định ngữ “rất đỏ” có bổ sung ý nghĩa cho cả mặt trời tự nhiên. Tất cả sự song song và ứng đối ấy làm cho hai hình ảnh mặt trời mờ nhòe vào nhau. Hình tượng Hồ Chí Minh (như mặt trời) là vĩnh hằng, lòng kính yêu Người là vĩnh viễn. Tác giả muốn khẳng định niềm tin ấy. Cho nên, cũng giống như từ láy xanh xanh được sử dụng để chỉ ý vững bền, hai lần từ láy ngày ngày được sử dụng ở khổ thơ thứ hai cũng được sử dụng để chỉ ý vĩnh cửu, trường tồn.
Nếu như hai khổ thơ đầu thể hiện cách lập tứ thông minh, hằn in dấu ấn lí tưởng hóa, phải gồng mình để thể hiện, để giãi bày hết; thì khổ thơ thứ ba như lắng lại, đọng lại trong cảm xúc rất riêng tư của tác giả, lòng yêu kính của riêng nhà thơ với vị lãnh tụ mà mình yêu kính. Khổ thơ, vì vậy, mang một hình thức đặc biệt: là khổ duy nhất gồm các câu thơ bẩy chữ.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Nếu khổ thơ đầu viết về dân tộc, khổ thứ hai viết về Bác, thì khổ thứ ba viết về tấm lòng của nhà thơ. Nếu vẫn tiếp tục lên gân, ngăn cảm xúc chân thành bùng phát, khổ thơ có thể được viết thêm (dôi từ cho đủ tám chữ một câu như trước), ví dụ như:
Bác nằm trong [lăng] giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng [trong] dịu hiền
[Con] Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao [vẫn] nghe nhói ở trong tim!
Hầu như thêm từ như vậy ý nghĩa khổ thơ không mấy thay đổi nhưng cảm xúc thì mất hẳn. Hoàn toàn là giọng khách quan lạnh lùng. Bởi nếu như nhà thơ đã dành hẳn hai khổ thơ đầu để khẳng định sức sống trường tồn của phẩm chất Việt Nam, của lí tưởng Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc thì vẫn không xua đi được nỗi đau mất mát hiện diện ngay trước mắt:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Câu thơ thứ tư của khổ thơ tưởng chừng rất “phô” vì nói ra một cách bộc tuệch nỗi lòng của nhà thơ nhưng thực chất lại là một câu thơ rất hợp logic cảm xúc. Đó là phút không cầm giữ được lòng mình nên bột phát ra thành lời, khác hẳn với cách bộc lộ khách quan theo cách mà ta cho dôi từ như ví dụ ở trên. Khổ thơ vì vậy, cũng được cấu tạo dựa trên cấu trúc song hành: trời xanh là mãi mãi (là sức sống của dân tộc, là hình ảnh Hồ Chí Minh) – nghe nhói ở trong tim (là giây phút cảm nhận thấm thía nỗi đau rất thể xác của một cái chết thể xác). Nói cách khác, con người biểu tượng Hồ Chí Minh thì mãi còn nhưng con người Hồ Chí Minh cụ thể, bằng xương bằng thịt, thì đã mất, nỗi đau mất mát và sự hụt hẫng trong lòng nhà thơ là thực sự hiện diện. Lời thơ bẩy chữ, một mặt, hô ứng với những hụt hẫng ấy; mặt khác, cô đúc thành biểu tượng của tấm lòng miền Nam đối với Bác, hiện diện qua một con người miền Nam cụ thể là nhà thơ
Khổ thơ cuối cùng như kéo dài của các âm vang:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Nỗi niềm “thương trào nước mắt” giờ đây đã không chỉ riêng dành cho Bác, mà là tiếng khóc chung cho nỗi đau mất mát một con người, nỗi buồn không được gặp gỡ một con người. Miền Nam đi trước về sau, miền Nam đưa chân Bác đi tìm đường cứu nước nhưng không có Bác trong ngày vui lấy lại được đất nước cha ông. Nỗi khát khao của nhà thơ, ước làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre, vì thế, cũng vừa là một ước muốn cụ thể vừa mang tính biểu trưng. Theo cách nói của bài hát Tự nguyện của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, ước làm chim ấy là cánh chim bồ câu, cánh chim hòa bình; ước làm hoa ấy là hoa hướng dương, hoa lí tưởng; ước làm cây tre ấy là ước giữ gìn phẩm chất Việt Nam, phẩm chất làm người. Cho nên, cả ở khổ thơ cuối cùng này, cấu trúc song hành (cụ thể – biểu tượng) tuy không trực hiện nhưng vẫn là một nguyên tắc kết cấu.
Tóm lại, ở bề sâu, dân tộc – lãnh tụ – tấm lòng – quan niệm sống làm thành sợi dọc của bài thơ, được dệt thành bởi các sợi ngang: cây tre vững bền trong dông gió – phẩm chất dân tộc trường tồn trong khói lửa chiến tranh; mặt trời soi sáng cuộc sống – lí tưởng cách mạng soi tỏ cuộc đời; lí trí – tình cảm, cá nhân – cộng đồng; cụ thể cảm tính – khái quát lí tính, cảm xúc – chiêm nghiệm cuộc sống;… Từ kết cấu ấy, ở bề nổi, bài thơ trở thành mảnh vải có sự tiếp nối của các mảng mầu: có màu xanh xanh của sự sống thiên nhiên, có màu nắng lí tưởng ngày ngày soi tỏ của cuộc đời; có màu trời xanh hòa bình mãi mãi của lòng người, và mầu sinh sôi của ước muốn sống chân thành, tự nguyện. Bài thơ Viếng lăng Bác, vì vậy, kết thành hai tràng hoa, một vòng hoa dâng lên vong linh Bác, một vành nguyệt quế tôn vinh những tấm lòng yêu sống, có hoài bão, ước mơ, lí tưởng; theo đó, bài thơ cũng có hai tiếng nói, một hướng lên anh linh Bác, một hướng vào lòng mình, tự nguyện theo đuổi một lí tưởng sống cao đẹp, giàu nhân ái và trách nhiệm.