cam-nhan-ve-canh-chia-biet-trong-chinh-phu-ngam-va-truyen-kieu

Cảm nhận về cảnh chia biệt trong Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều.

Cảm nhận về cảnh chia biệt trong “Chinh phụ ngâm” và “Truyện Kiều”.

Trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn :

“Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền .
Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.
Nhủ rồi tay lại trao liền ,
bước đi một bước lại vin áo chàng …”

Trong tác phẩm “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du) cũng có đoạn :

“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh ,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi .
Vầng trăng ai sẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…”

Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa.

* Hướng dẫn:

1. Cảm nhận về nỗi niềm li biệt ở hai đoạn thơ.

a. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và 2 đoạn trích.

b. Nêu nét giống nhau của hai tác giả Đặng Trần Côn và Nguyễn Du ở hai đoạn trích về: đề tài, hoàn cảnh sáng tác, sự gặp gỡ ở cái nhìn trân trọng cảm thương đối với người phụ nữ .

c. Nêu nét khác nhau (trọng tâm): hai đoạn trích cùng viết về cảm xúc biệt li nhưng tuỳ theo chủ đề của tác phẩm, tuỳ theo cái nhìn, cách nhìn của mỗi tác giả (và người dịch – đoạn 1) mà mỗi tác giả có cách thể hiện, nội dung, sắc thái riêng biệt làm nên vẻ đẹp riêng, nét độc đáo khác nhau :

* Nội dung:

+ Đoạn 1: tả cảnh người chinh phục tiễn chồng ra chiến trận. Tác giả khắc hoạ sâu sắc tâm trạng người chinh phụ trong buổi tiễn đưa với bao lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa .

“Đưa chàng lòng dằng dặc buồn
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền”.

+ Đoạn 2 : Nguyễn Du tập trung miêu tả nỗi đau xa cách khi Kiều tiễn Thúc Sinh về nhà với vợ . Trong nỗ niềm li biệt ấy còn ẩn chứa bao dự cảm bất an, bởi thân phận nàng chỉ là chút nghĩa đèo bòng, Cho nên cuộc chia li không chỉ nhuốm màu sắc “quan san” tê tái mà còn như một ám ảnh chia lìa, khiến cuộc lên đường của chàng Thúc như một cuộc “chinh an”

“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh”.

* Nghệ thuật:

– Đoạn 1:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh so sánh ước lệ được dịch giả Đoàn Thị điểm chuyển tải bằng ngôn ngữ thơ song thất lục bát trong sáng, uyển chuyển đã khắc sâu được tâm trạng của người chinh phụ trong buổi tiễn đưa .

+ Nỗi lưu luyến , bịn rịn của người chinh phụ được khắc hoạ ở nhiều góc độ: nỗi lòng , dáng vẻ, cử chỉ:

“Nhủ rồi tay lại trao liền ,
bước đi một bước lại vin áo chàng …”

– Đoạn 2:

+ Nguyễn Du cũng dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhưng thiên nhiên còn đảm nhận vai trò như một nhân vật, lặng thầm sẻ chia bao nỗi niềm đau đớn, tủi thẹn: “Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san”

+ Nguyễn Du chỉ có một câu miêu tả “Người lên ngựa, kẻ chia bào” .Câu thơ lục bát bị bẻ đôi , trong sự đối lập giữa người và kẻ ấy như ẩn chứa bao nỗi cảm thương mà Nguyễn Du dành cho cảnh ngộ của nàng Kiều. Khi chàng Thúc bước lên ngựa thì cũng là lúc Kiều trở thành người cô đơn, lạc loài bên đường … Nguyễn Du cũng đã vận dụng rất thành công hình ảng quen thuộc trong ca dao để làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn, cảnh ngộ lẻ loi, gối chiếc của Thuý Kiều: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi …”

d. Đánh giá khái quát :cả hai đoạn trích đều thể hiện kín đáo cái nhìn nhân đạo sâu sắc và thái độ phê phán hiện thực lúc bấy giờ:

– Nỗi đau li biệt trong Chinh phụ ngâm là cảnh ngộ không được tôn trọng. Từ nỗi đau ấy, nhà thơ gián tiếp tỏ thái độ lên án chiến tranh và đồng cảm sâu sắc với khát vọng sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ .

– Đoạn trích trong Truyện Kiều thì xa cách, biệt li chỉ là cái cớ chỉ là một cái cớ để Nguyễn Du khái quát nỗi đau của thân phận người phụ nữ: từ làm lẽ, cô đơn chiếc bóng đến những cảnh ngộ bị vùi dập phủ phàng … Nỗi đau ấy không của riêng ai:

“Đau đớn thay phận đàn bà ,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

2. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ:

– Cảnh ngộ của người chinh phụ hay nàng Kiều trong 2 đoạn trích đều thể hiện nỗi đau mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát không tôn trọng quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

– Cả hai tác giả đã gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc, có sức lay động lòng người.

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang