dep-bi-trang-cua-nguoi-linh

Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.


  • Mở bài:

Chiến tranh đã  lùi xa nhưng áng thơ đẹp lấy cảm hứng từ hiện thực của cuộc chiến đấu cũng như hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ vẫn còn sống mãi với thời gian mà suốt cuộc đời sau này không dễ vượt qua. Trong số đó, đặc biệt nói lên là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. “Tây Tiến” được viết năm 1948, trong Những năm tháng chống Pháp gian khổ với tên ban đầu là Nhớ Tây Tiến. Cho dù sau này nhà thơ cắt bớt chữ “nhớ” trong nhan đề nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Nổi nhớ hiện lên là thiên nhiên Tây Bắc dữ dội nhưng cũng đầy nên thơ, về hình ảnh đoàn binh Tây Tiến, những con người xuất thân từ thủ đô hoa lệ sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
(…………………………..)
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

  • Thân bài:

Hai câu thơ đầu, Quang Dũng đã tập trung miêu tả hình dáng bên ngoài của những người lính Tây Tiến cuộc đời sống chiến đấu gian khổ của họ. Ra đi trong những ngày đầu cuộc kháng chiến, những người lính Tây Tiến nói riêng và những anh bộ đội Cụ Hồ trong ngày ấy nói chung phải chịu rất nhiều thiếu thốn về vật chất, lại phải hành quân suốt những đêm dài. Vì vậy, các anh thường bị mắc phải căn bệnh sốt rét nơi rừng thiêng nước độc. Trong văn học, nhiều lần ghi lại hiện thực đời sống chiến đấu của những người lính:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.

(Đồng chí – Chính Hữu)

Có khi, căn bệnh sốt rét rừng lại hiện ra tô màu da vàng nghệ của anh vệ quốc quân:

“Giọt giọt mồ hôi rơi
trên  má anh vàng nghệ
anh Vệ Quốc Quân ơi
sao mà yêu anh thế”.

(Cá nước –  Tố Hữu)

Song, tất cả những hình ảnh này đều được thể hiện qua bút pháp hiện thực cách mạng. Với Quang Dũng, cùng viết về người lính trong giai đoạn này, cùng là căn bệnh sốt rét rừng nhưng nhà thơ không nhìn dưới tâm hồn hiện thực mà nhìn nó dưới cái nhìn lãng mạn hiện thực. Vì vậy mà có lẽ chưa có vần thơ nào ấn tượng như vần thơ Quang Dũng với những hình ảnh độc đáo  “không mọc tóc”, “xanh màu lá”:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
quân xanh màu lá dữ oai  hùm”.

Thực sự do căn bệnh sốt rét mà những người lính Tây Tiến đã bị rụng tóc. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng phép đảo ngữ “không mọc tóc”, biến cái bị động thành có chủ động. Hiện thực khốc liệt ấy được tái hiện qua tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng nên cái đầu không có tóc của anh lính Tây Tiến lại môn địa phong lẫm liệt khác thường. Do thiếu thốn về vật chất, lại bị căn bệnh sốt rét rừng hành hạ mà những người lính da xanh vàng vọt. Tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng “màu xanh đó” để trở thành màu xanh của lá ngụy trang, màu xanh của rừng bạt ngàn.

Chất lãng mạn của Quang Dũng quả thực không phải là cái lãng mạn tô hồng hay bôi đen cuộc sống, không phải thứ lãng mạn thoát ly cuộc đời như Nam Cao để từng kịch liệt phê phán trong tác phẩm Giăng Sáng (1943): “Chao ôi,  nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Đó là chất lãng mạn cách mạng, lãng mạn lý tưởng. Nhờ có cái lãng mạn đó mà người lính Tây Tiến hiện lên trong thơ Quang Dũng như mãnh hổ “dữ oai hùm”. Nó chế ngự cái khắc nghiệt của thiên nhiên rừng núi Tây Bắc. Nó làm cho quân thù phải khiếp sợ. Tuy rằng dân khổ, thiếu thốn, chấp nhận hy sinh  nhưng vượt lên trên tất cả, họ vẫn giữ được cái hào hùng của người lính trẻ.

Nếu hai câu thơ đầu, Quang Dũng khắc tạo trước mắt người đọc hình dáng bề ngoài của người lính Tây Tiến thì hai câu thơ sau, nhà thơ lại lách sâu ngòi bút của mình để mô tả đời sống nội tâm của các anh. Những người lính cụ Hồ xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, đến từ mọi phương trời:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi, đôi người xa lạ
từ phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

(Đồng chí – Chính Hữu)

Nếu những người lính xuất thân từ đồng ruộng nông thôn ra đi, bỏ lại đằng sau “gian nhà không mặc kệ giờ lung lay”, bỏ lại những “luống cày đất đỏ”  thì khi nhớ về quê hương, nỗi nhớ của họ cũng chân chất hồn quê. Đêm đêm, họ không nguôi nhớ về:

“Mái lều tranh
tiếng mõ đêm trường
luống cày đất đỏ
ít nhiều người vợ trẻ
mòn chân bên cối gạo cảnh khuya”.

(Nhớ – Hồng Nguyên)

Hay họ còn nhớ về cảnh tiễn đưa:

“Xóm dưới làng trên
con trai con gái
nấm xôi cơm đùm
ríu rít theo nhau”.

Còn ở đây, những người lính Tây Tiến phần lớn là những thanh niên trí thức Hà Thành. Theo tiếng gọi của đất nước, họ đã ra đi, đến chiến trường và mang theo cả cái lãng mạn hào hoa vốn có. Do vậy, khi nhớ về quê hương, nhớ về Hà Nội, nỗi nhớ ấy có phần lãng mạn hơn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Quang Dũng đã thể hiện một chất lính rất thực hình ảnh của người lính. Đây là những thanh niên Hà thành một thời kỳ được ngồi trên ghế nhà trường. Tâm hồn họ thấm đẫm áng văn chương cổ. Nhớ Về Hà Nội, xem Hà Nội như một “dáng kiều thơm” đầy mơ mộng .Những tình cảm rất mơ mộng ấy là động lực nâng đỡ tinh thần người lính, tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu.

Vẻ đẹp của khổ thơ này còn được kết tinh của thủ pháp nghệ thuật đối lập. điều này được thể hiện qua hình ảnh “mắt trừng gửi mộng”. “Mắt trừng” vốn là tiền về phía quân thù để canh chừng, cảnh giác, nêu cao quyết tâm chiến đấu, mong ước chiến tranh đều được thể hiện qua ánh mắt tử- một ánh mắt đầy giận dữ, nảy lửa, áp đảo kẻ thù. Nó mang vẻ dữ dằn, oai hùng đầy dũng khí. Còn “gửi mộng” là gửi những lý tưởng, những ước mơ, những mộng ước chiến tranh.

“Mộng”“Mơ” được họ gửi về hai phương trời. “Mộng” giết giặc gửi qua biên giới sang bạn Lào, còn “mơ” về “dáng kiều thơm” được gửi về nơi Hà Thành mỹ lệ.

Với bốn câu thơ cùng với nền hiện thực và cái nhìn đa chiều, Quang Dũng đã vận dụng để xây dựng một bức tường đài nghệ thuật sống động chân thực về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Ẩn sâu trong vẻ bề ngoài oai hùng dữ dằn là một tâm hồn khát khao yêu thương, một trái tim cháy bỏng căm hờn, một trái tim biết căm thù quân xâm lược, một trái tim rực lửa anh hùng.

Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp lãng mạn với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng được tác giả thể hiện rõ khi miêu tả tư thế ra đi và sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Nếu như bốn câu thơ đầu, Quang Dũng tập trung miêu tả cảnh sống thì bốn câu thơ sau lại miêu tả cõi chết của những người lính Tây Tiến:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Đã từng có một thời gian dài, người ta quan niệm thơ phản kháng chiến không nên miêu tả, đề cập đến cái chết bởi người ta sợ sẽ làm ảnh hưởng đến ý chí, tinh thần chiến đấu của người lính. Nhưng Quang Dũng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh mất mát hi sinh. Bởi vậy, những câu thơ này được xem là hiếm hoi. Quang Dũng không chỉ một lần mà đã hai lần nhắc đến cái chết trong thơ này. Ở đoạn trên, cái chết được hiện qua hình ảnh:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
gục lên  súng mũ bỏ quên đời!”.

Có thể đây là một giấc ngủ của người lính tây tiến giữa hai giờ súng nổ cũng có thể đây là sự ra đi vĩnh viễn của các anh. Đến đây, cái chết không chỉ còn là một nét tả thực, cụ thể, không còn là một khoảnh khắc đau thương giữa đường hành quân mà đã trở thành một giấc chiêm nghiệm. Hay nói cách khác, cái cụ thể đã được nâng lên thành tầm khái quát. Những hình ảnh này gợi lên được vẻ đẹp của các anh bộ đội cụ Hồ luôn coi cái chết nhẹ lông hồng:

“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
ngửa mình trên liếp có ngủ ngon lành
và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh”.

(Trăng trối- Tố Hữu)

Vẻ đẹp bi tráng của người lính được Quang Dũng gợi lên qua hình ảnh nấm mộ nơi rừng sâu biên giới. Viết về cái bi nhưng không Quang Dũng đã khéo léo sử dụng hàng loạt những từ Hán Việt để biến cái buồn ấy thành cái bi hùng, lẫm liệt, có sức mạnh nâng đỡ tâm hồn. Câu thơ “rải rác biên cương mồ viễn xứ” gồm 7 âm tiết nhưng đã có 5 âm tiết là những từ Hán Việt. Việc sử dụng hàng loạt những từ Hán Việt này tạo sắc thái trang trọng thiêng liêng. Nó giúp giảm bớt đau thương và nâng làm cái chết của những người lính.

Như vậy, nói về cái chết nhưng thơ Quang Dũng không gây cảm giác bây lụy mà chỉ để lại trong lòng người cảm giác bi hùng, bi tráng . sự thật đáng sợ không làm nhục nhuệ khí của những chàng trai Tây Tiến bởi hợp khát vọng lên đường đầy cao đẹp của họ. với họ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.  Hai chữ “đời xanh” gợi lên cái tuổi trẻ với bao mộng đẹp, Ước Mơ, hoài bão lớn lao phảng phất trong những vần thơ này có ảnh hưởng lãng mạn, hào hùng:

“Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi
nào có sá chi đâu Ngày Trở Về”.

Một khi đã cất bước ra đi, các anh chỉ biết hiến dâng cả thanh xuân của mình cho đất nước:

“Ôi! tổ quốc ta yêu như máu thịt
như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
ôi! tổ quốc nếu cần ta chết
cho  mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

Đó là thái độ của những con người đầy trách nhiệm khi tổ quốc lâm nguy. Ta bắt gặp hình ảnh ấy qua tước thơ Trần Mạnh Hảo trong Trường Ca Đất Nước Hình Tia Chớp:

“Thế hệ chúng con ra đi như gió thổi
áo quân phục xanh đồng sắt với chân trời
cha  kịp yêu một người con gái
Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”.

Đoàn binh Tây Tiến trong chặng đường hành quân gian khổ phải đối mặt với bao nhiêu thiếu thốn, gian nan, cho đến khi các anh nghệ vào lòng đất mẹ. Những thiếu thốn ấy vẫn hiện qua hình ảnh thơ:

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Câu thơ đầu có nhiều cách hiểu khác nhau. Có các kiểu Đây là hình ảnh chiếu Thay áo bào. Nếu được hiểu theo cách này ta lại nhớ đến tứ thơ của Hoàng Lộc trong bài Viếng bạn:

“Ở đây không  gỗ ván
vùi anh trong tấm chăn
của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng  tôi ngày phân  tán”.

“Áo bào”  là một hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ. Từ ngữ ấy được dụng sử dụng để tải tạo một vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi hiện thực thiếu thốn nơi chiến trường. Các tráng sĩ nơi xa trường khi hi sinh lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Còn với người lính Tây Tiến, họ chỉ có tấm áo đơn sơ các anh vẫn mặt hàng ngày. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu đầy gian khổ này, chiếc áo ấy sẽ là gì nếu không phải:

“Chiếc áo nâu ăn mặc đêm công đồn
chiếc áo nâu suốt một đời và rách
đêm cuối cùng anh cỡi lại cho con”.

Trong mắt Quang Dũng, chiếc áo đơn sơ ấy để trở thành tấm chiến màu xanh trộn bột lấy thi thể những người quên mình vì nước. Khoác những tấm áo bên mình, các anh đã trở về trong lòng đất mẹ, về với sự trường tồn bất tử. Đối với những người lính Tây Tiến, họ chết nhưng không hết. Cái chết của họ đã giúp cho đồng đội mình “nhằm thẳng quân thù mà bắn”:

“Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang  cố
Tiêu diệt kẻ thù chung”.

Giây phút tiễn đưa các anh không chỉ có đồng đội mà còn có dòng sông Mã như một nhân chứng lịch sử gầm lên những khúc bi ai. Tiếng gầm của dòng sông Mã thiêng liêng là một âm hưởng hoành tráng. Đó là âm vang của sông núi, là điệu kèn vĩnh viết, là khúc hát bi hùng tạo ra một nghi lễ trang trọng, thiêng liêng để tiễn biệt các anh. Từ đây, các anh vĩnh viễn nằm lại bên dòng sông Mã cuồn cuộn chảy về xuôi mang theo những truyền thuyết bất tử về người lính anh hùng. Trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ, con người bình thường đã được phản ánh bằng cảm thức sử thi, thần thoại hóa và bất tử hóa.

  • Kết bài:

Có thể xem đoạn thơ trên là một trong những khúc đoạn hay nhất của bài thơ Tây Tiến. Đoạn thơ đã góp phần xây dựng chủ đề về đề tài anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cái bi và cái hùng, cái hiện thực và lãng mạn, cái hào hùng và hào hoa là chất liệu chủ yếu mà Quang Dũng đã sử dụng để miêu tả bức tượng đài về người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ở họ anh lên một vẻ đẹp lạ lùng, vừa mang chất nghệ sĩ lại vừa pha chất tráng sĩ thời xa xưa. Chính vì đẹp ấy của người lính Tây Tiến để khiến bài thơ sau bao thăng trầm lịch sử vẫn còn sống mãi và được khẳng định như một bài thơ không quên của thơ ca kháng chiến.

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang