cam-nhan-ve-dep-hinh-anh-bac-lai-xe-ong-hoa-si-gia-va-co-ky-su-tre-trong-truyen-ngan-lang-le-sa-pa

Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

  • Mở bài:

Nguyễn Thành Long viết “Lặng lẽ Sa Pa” năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ngoài nhân vật anh thanh niên, nhà văn chú ý đến việc khắc họa đậm nét các nhân vật khác. Mỗi nhân vật là một góc nhìn của nhà văn đối với cuộc sống và đất nước.

  • Thân bài:

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

1. Nhân vật Ông hoạ sĩ.

Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyên đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện – người thanh niên.

Ông là một nghệ sỹ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sống nội tám phong phú. Ngòi bút như là một quả tim nữa của ông vì suốt đời ông chỉ đi và vẽ, Ông luôn khao khát sáng tạo nghệ thuật, vì thế mà ông thêm yêu cuộc sống và con người. Lúc nào ông cũng trăn trở phải vẽ được cái gì mà suốt đời mình thích.

Người hoạ sỹ ngay từ phút đầu gặp gỡ, bằng cả sự từng trải nghệ thuật và khao khát tìm kiếm cái đẹp của cuộc sống đã nhận ra vẻ đẹp từ tâm hồn anh thanh niên và thực sự thấy bối rối, xúc động. “Vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”.

Ông phát hiện ra vẻ đẹp mới ở Sa Pa, đẹp hơn cả thiên nhiên Sa Pa, đó là vẻ đẹp từ tâm hồn con người ở Sa Pa. Và ông cảm nhản được anh thanh niên chính là đối tượng khơi nguồn cho cảm xúc.

Ông hoa sỹ muốn ghi lai hình ảnh anh thanh niên băng nét bút ký họa và người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ.

Từ ông, ta thấy được mục đích của người làm nghệ thuật là tìm ra cái đẹp tiềm ẩn trong cuốc sống, trong con người. Ông đã bộc lộ cái niềm say mê lao động, sáng tao, từng trải, có thể cảm nhận được đối tượng nghệ thuật của con người lao động nghệ thuật chân chính.

Những suy nghĩ của ông đã làm nổi bật nhân vật anh thanh niên, Từ đó, làm cho anh sáng rõ hơn, đẹp hơn, chứa đựng chiều sâu tư tưởng và làm rõ chủ đề truyện. Hiểu được điều đó, ta càng thêm cảm phục và kính trọng ông.

2. Nhân vật cô kỹ sư.

Góp phần làm câu chuyện thêm hấp dẫn, và làm nổi bật tính cách anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ đã điểm thêm một nét vẽ nhẹ nhàng, duyên dáng vào câu chuyện.

Cô là cô kỹ sư trẻ mới ra trường, hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác. Bước qua cuộc đòi học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mói tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kỳ đâu, làm bất kỳ việc gì.

Cô ôm bó hoa được tặng trong ngực, lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn.

Mới bước vào đời, cô gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ và con đường cô đang đi tối. Nghe anh thanh niên cô mới bàng hoàng nhận ra con đường đi cho mình, càng vững tin vào những gì mình sẽ làm.

Những cảm xúc của cô kỹ sư trẻ làm bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp khỉ phát hiện ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống và tâm hồn con người khác. Cô biết ơn anh thanh niên không chỉ vì bó hoa anh đã tặng cho cô 1 cách vô tư, không vụ lợi mà còn bỏi 1 bò hoa nào khác nữa, đó là sư hào hứng tư nhiên mà anh vố ánh dã tăng cho cô.

Và hẳn rằng có một tình cảm lưu luyến giữa anh thanh niên và cô khi họ chia tay nhau. Anh coi cô kỹ sư đep như những bông hoa cô đang cầm trên tay.

3. Nhân vật bác lái xe.

Bác lái xe là một người tốt bụng, vui chuyện, đóng vai trò như một nhân vật dẫn chuyện nhưng làm ta khó quên. Bác rất vui tính, cởi mở, nhiệt tình với khách.

Nhân vật này đã dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò cho ông hoạ sỹ và cô kỹ sư, sơ lược về anh thanh niên trước khi 2 người gặp anh. “… Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”.

Qua lời bác lái xe kể, ta thấy hình ảnh anh thanh niên rõ ràng, đẹp đẽ hơn, chủ đề truyện cũng được mở rộng hơn, gợi nhiều ý nghĩa hơn. Đây chính là thủ pháp rất thành công trong việc xây dựng nhân vật chính.

  • Kết bài:

Truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Mỗi người một suy nghĩ, một góc nhìn, một nhận định, hợp chung lại thành lý tưởng sống của con người trong thời dịa mới. Đó là lý tưởng sống vì đất nước, vì nhân dân, cống hiến sức mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm:

2 bình luận trong “Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang