Dàn bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và ký.

2. Xuất xứ: Lặng lẽ Sa Pa ra đời năm 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.

3. Thể loại: Truyện ngắn

4. Nội dung:

1. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa:

– Sa Pa hiện ra với cảnh đẹp thơ mộng của “những rặng đào”, không gian yên bình của “những đàn bò” gặm cỏ buổi sáng tinh sương.

– Bức tranh tươi sáng, rực rỡ sắc màu (những cây thông bằng bạc, những cây tử kính màu hoa cà, màu xanh của rừng…) tràn đây sức sông nhưng vân mơ màng lung linh huyên ảo.

– Sa Pa “đẹp một cách kì lạ”: một buổi sáng, nắng từ từ lan tỏa làm bừng dậy “rừng cây”, những đám mây, sương còn sót lại tan dân trong không gian ngày mới.

2. Bức chân dung các nhân vật:

a. Nhân vật anh thanh niên:

– Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm giữa cỏ cây và mây núi với công việc “đo gió, đo mưa, đo năng, tính mây, đo chân động mặt đất, báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đâu”. Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và có tinh thân trách nhiệm cao.

+ Biết vượt qua hoàn cảnh cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình.

+ Ý thức về công việc và lòng yêu nghề (cảm thấy hạnh phúc khi việc làm của mình đã góp phần vào chiến thắng).

+ Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người (việc của cháu còn găn với công việc của bao anh em, đông chí dưới kia).

+ Anh còn có một nguồn vui: đọc sách (anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện).

+ Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…

– Có những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, khiêm tôn, thành thực.

b. Nhân vật ông họa sĩ:

– Suốt đời gắn bó với nghiệp họa.

– Ông đã về hưu, nhưng vẫn lặn lội thực tế để tìm nguồn sáng tác, luôn khao khát sáng tác.

– Ông đã bị anh thanh niên cuốn hút ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Ông cảm thấy sung sướng bởi anh là “một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, làm ông yêu thêm cuộc sống…”.

c. Nhân vật cô kĩ sư trẻ:

– Cô gái Hà Nội, là kĩ sư mới ra trường, đi nhận việc ở Ty Nông nghiệp Lai Châu.

– Cô bị cuốn hút ngay giây phút đầu tiên khi được tiếp xúc với anh thanh niên. Cô hiểu thêm cuộc sống tuyệt đẹp của anh thanh niên, về thế giới những con người như anh, và về con đường cô đang đi tới.

– Anh thanh niên giúp cô đánh giá đúng hơn về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định nhận công tác nơi miền núi xa xôi.

– Lòng yêu mến, cảm phục của tác giả với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.

5. Nghệ thuật:

– Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn (cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ giữa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên).

– Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

– Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.

– Kết họp kể, tả và nghị luận.

– Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm.

6. Ý nghĩa văn bản:

Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

Ghi nhớ:

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Truyện đã xây dựng được tình huống họp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự két hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang