Đọc hiểu kiến thức văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

doc-hieu-kien-thuc-van-ban-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-thanh-long

Đọc hiểu kiến thức văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Đề bài 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất… Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy”.

(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Đoạn văn trên viết về nhân vật nào? Qua đoạn văn, vẻ đẹp gì ở nhân vật đã được bộc lộ?
Câu 2. “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Tâm sự sâu sắc đó của nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề: Sống có ích.

* Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự.

Câu 2.

– Đoạn văn viết về nhân vật anh thanh niên.

– Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ qua đoạn văn: Anh thanh niên có những suy nghĩ rất đúng đắn, sâu sắc về công việc, cuộc sống: Anh rất yêu công việc của mình, công việc đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Anh luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc. Những lời tâm sự rất giản dị nhưng đã toát lên vẻ đẹp nhân cách, lối sống đáng trân trọng: Sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đất nước, cho mọi người.

Câu 3. Suy nghĩ về vấn đề: Sống có ích.

a. Giải thích:

“Sống có ích” là sống có mục đích, lý tưởng tốt đẹp, có những hành động, việc làm, tình cảm đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cộng đồng. Người sống có ích là người sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết sống vì mọi người.

b. Bàn luận:

– Khẳng định sống có ích là lối sống đẹp, đáng trân trọng, vì nó đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân và mọi người; giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, biết hy sinh cái tôi, quan tâm giúp đỡ mọi người…

– Phê phán những người sống không mục đích, lý tưởng; lười nhác, ỷ lại, ích kỷ, vụ lợi.

c. Bài học về nhận thức và hành động: Phải ý thức rõ sự đúng đắn, tốt đẹp của sống có ích, để từ đó luôn cố gắng sống tích cực góp phần làm đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long với tâm sự sâu sắc về ý thức trách nhiệm với công việc, cộng đồng, đất nước chính là biểu hiện rõ ràng cho lối sống có ích; là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam say mê học tập, lao động dựng xây đất nước, là tấm gương cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.


Đề bài 1:

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắmcơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra línhđi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử mộtchú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”

(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. Trong truyện, nhà văn đã lựa chọn ngôi kể thật hợp lí, hãy chỉ ra tác dụng của ngôi kể ấy.
Câu 3. Anh thanh niên trong đoạn văn trên quan niệm về hạnh phúc như thế nào?
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.

* Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. PTBĐ chính: tự sự.

Câu 2. Truyện kể theo ngôi thứ 3, nhưng điểm nhìn chủ yếu đặt vào nhân vật ông họa sĩ: làm cho câu chuyện thêm phần khách quan, chân thực…

Câu 3. Quan niệm của anh thanh niên về hạnh phúc là: Được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 4. Đây là đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý đến phương pháp làm bài.

– Giải thích :

+ Lý tưởng sống là gì? Lý tưởng sống chính là mục đích sống cao đẹp của mỗi người.

+ Lý tưởng sống của thanh niên thời nay là gì? Học tập, rèn luyện và trở thành người có ích, đem tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, cho quê hương

– Tại sao cần phải sống có lý tưởng? Và lý tưởng sống phải cao đẹp?

+ Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc và hạnh phúc chính là cả cuộc đời

+ Bởi vì lý tưởng là lẽ sống của cuộc đời. Lý tưởng cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hành động mới phi thường.

* Dẫn chứng: Nhà thơ Thanh Hải cống hiến hết mình cho đất nước cho quê hương ngay cả khi sắp từ biệt cuộc đời. Anh thanh niên thấy mình thật hạnh phúc khi góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghệp chung của dân tộc.

– Nhận thức và hành động: Chúng ta phải làm gì để thực hiện lý tưởng cao đẹp?

+ Học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt

+ Biết chọn cho mình một lý tưởng cao đẹp đó là biết sống mình vì mọi người.

+ Biết thể hiện lòng yêu nước trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt khi tổ quốc cần.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.