Cảm nhận chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành long

Cảm nhận chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành long

Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành cống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa ”là chất thơ, chất trữ tình mênh mang, bàng bạc trong từng câu chữ. Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sỹ già: Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp thơ mông, độc đáo, kỳ lạ.

Chất thơ toát lên từ cảnh sắc Sa Pa thơ mộng như một bức tranh. Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xoá, với mây, nắng, sương đều rất la. Sự bắt đầu của Sa Pa là những răng đào ven đường hay những đàn bò lang cổ, cổ đeo chuông là đặc trưng hữu hình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”.

Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy. “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”; “nắng đã mạ bạc cả con mèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Người ta cảm thấy như bị cuốn theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng.

Chỉ là những nét phác hoạ nhưng cảnh thiên nhiên hiên lên đẹp như nhũng bức tranh, đẹp đến hai lần. Cái đẹp tự nhiên của nó và cái đẹp qua tâm hồn người nghệ sĩ của ông hoạ sỹ.

Chất thơ vút lên từ vẻ đẹp con người sống và làm việc ở nơi đây. Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan-xi-păng cao vòi vọi gợi nghĩ tới những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hy sinh. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết hừng hực cháy của con người lao động nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những con người ở Sa Pa trong sáng, mộng mơ.

Chất thơ, chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xức mới nảy nở của ông hoa sĩ, cô kỹ sư đối với anh thanh niên.

Có thể nói, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như mốt bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô đơn bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tao được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình di được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.


Tham khảo:

Cảm nhận vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

  • Mở bài:

Lặng lẽ Sa Pa (1970) là một truyện ngắn giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Vẻ đẹp Sa Pa giàu chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa, từ cuộc sống lao động của con người và ở giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng, đằm thắm như tâm tình, thủ thỉ của nhà văn.

  • Thân bài:

Vẻ đẹp toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa trữ tình, thơ mộng:

Thiên nhiên vốn có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị… Con người từ lâu cũng đã dành cho nó một tình yêu lớn. Nhất là đối với người nghệ sĩ, thiên nhiên vừa là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm, vừa là chất liệu dùng để chuyển tải những tình cảm ấy.

Cái đẹp của thiên nhiên Sa Pa được tái hiện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giàu chất thơ và qua cái rung cảm của một tâm hồn tinh tế.

Có thể thấy, ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong truyện rất giàu chất thơ:

+ Mây hắt từng chiếc quạt tràng lên từ các thung lũng.

+ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi xuống đường cái luồn cả vào gầm xe.

+ Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo.

⇒ Quả thực, vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa là món quà tặng của trời đất mà von người đã vinh dự đón nhận lấy.

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, nhà văn đã có những rung cảm thật tinh tế:

+ Rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên : những cây thông rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc ; những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà…

+ Rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của con người trong thiên nhiên : Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rõ và làm cho cô gái cảm thấy rực rõ theo.

Vẻ đẹp ấy bàng bạc khắp trang văn và lan toả vào cả tâm hồn người đọc.

– Qua tác phẩm, người đọc thấy thiên nhiên đẹp thêm lên: Đẹp ở hình ảnh, màu sắc….  Đẹp ở sự sống của cây, của hoa, lá…

Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa gợi ra trong ta những tưởng tượng ki thú:

+ Thiên nhiên có sự sống, cảm xúc như con người : những cây thông rung tít… những ngón tay ; cái nhìn bao che của những cây tử kinh…

+ Thiên nhiên tô điểm, tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống con người, là người bạn của con người.

Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long đã được thanh lọc nhiều lần, làm tăng thêm lòng yêu cái đẹp của thiên nhiên và đẹp của văn chương, nghệ thuật.

  • Kết bài:

Nghệ thuật có một sức mạnh riêng. Cái đẹp của thiên nhiên Sa Pa qua tâm hồn rung cảm của nhà văn và bằng một ngôn ngữ vừa là họa vừa là thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang