cam-nhan-y-nghia-doan-kich-hon-truong-ba-da-hang-thit-cua-luu-quang-vu

Cảm nhận ý nghĩa đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Cảm nhận ý nghĩa đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

  • Mở bài:

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch tài năng và nổi bậc nhất thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch thành cong nhất của Lưu Quang Vũ.

  • Thân bài:

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết từ năm 1981, đến 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là thời kì xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, yêu cầu đổi mới về mọi mặt đang đặt ra. Nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống như: chống tiêu cực, phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, quan tâm đến số phận con người trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp,… trở thành cảm hứng sáng tạo cho văn nghệ sĩ.

Mượn cốt truyện từ một một câu chuyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép trong đó một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trương Ba là người làm vườn nhân hậu, tốt bụng, giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại rồi rồi cho nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ… bản thân Trương Ba cũng nhiễm một số thói xấu của anh hàng thịt và những nhu cầu vốn không phải của chính ông.

Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết. Vở kịch gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về nhân sinh, về hạnh phúc con người, đồng thời phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời.

Nhan đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gợi cảm giác về độ chênh lệch của hai yếu tố quan trọng trong một con người: linh hồn và thể xác. Hồn là phần trừu tượng. Thân xác là cái cụ thể, là cái bình để chứa linh hồn. Hồn nào thì xác ấy. Nhưng ở đây, hồn Trương Ba lại ở trong xác anh hàng thịt. Tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba hoàn toàn trái ngược với anh hàng thịt nên hồn và xác không tương hợp. Xác anh hàng thịt là ẩn dụ cho thể xác phàm tục, cho hình thức bên ngoài còn hồn Trương Ba là ẩn dụ cho linh hồn thanh cao, cho nội dung và ý nghĩa bên trong. Thể xác và linh hồn, hình thức và nội dung có mối liên hệ hữu cơ với nhau nên con người phải có sự hòa hợp, thống nhất giữa hồn và xác, giữa nội dung và hình thức để làm chú được bán thân và nhân cách của mình.

Nhan đề tác phẩm đã thâu tóm được những mây thuẫn, xung đột bên trong một con người và góp phần làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm.

Ở cuối vở kịch, khi cuộc đối đầu giữa Hồn và Xác lên đến cao trào, hồn có nguy cơ bị lấn át. Nỗi đau khổ, dằn vặt trong Hồn lên đến đỉnh điểm để từ đó, Hồn đi tới quyết định cuối cùng: chấp nhận cái chết vĩnh viễn…

Xung đột kịch trong vở kịch là xung đột giữa khát vọng được sống đúng bản thân mình, với hoàn cảnh trớ trêu, bó buộc, khiến cho con người trở nên khác lạ với bản thân. Đó là mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt; giữa đạo đức và tội lồi. Đây là bi kịch của con người không còn được quyền sống đúng với bản chất tự nhiên của mình.

Quyết định cuối cùng của Trương Ba khi ông xin xin cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn có ý nghĩa nhân văn cao xả. Hành động ấy thể hiện bản chất tốt đẹp của TRƯƠNG BA: nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng, ý thức được ý nghĩa cuộc sống.

Cách giải quyết này mang ý nghĩa triết lý sâu sắc “cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sổng thế nào cũng được”. Lời thoại của Trương Ba với Đế Thích: “Không thể bên trong một đàng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…” thể hiện khát vọng sống chân chính của con người. Hạnh phúc đích thực của con người là được sống đúng với mình và với mọi người; đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo về quyền được sống và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

Được sống làm người thật quý giá. Con người là một thể thống nhất không thể tách rời. Bởi thế giữa linh hồn và thể xác cũng phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì không thể chỉ đổ tội cho thân xác và không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Sống thực cho ra con người không đơn giản và dễ dàng. Khi sống nhờ, sống gởi, không được là mình thì cuộc sống đó trở nên vô nghĩa lí, thậm chí là tồi tệ. Qua khát vọng va hành động của Trương Ba, vở kịch muốn gửi tới chúng ta lời khuyên: con người phải biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, giữ gìn thiện lương, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Lưu Quang Vũ đã xây dựng và triển khai xung đột kịch khéo léo, tự nhiên, hợp lí, cùng một lúc đề cập được nhiều vấn đề xã hội và triết lí sâu sắc, tạo ra hành động kịch tập trung, hợp logic. Nhân vật được cá tính hoá đậm nét, đa diện và sống động. Ngôn ngữ kịch vừa dân dã, bình dị, dí dỏm vừa có tính triết lí thâm trầm.

Đặc biệt, nhà viết kịch đã kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt với chất trữ tình đằm thắm, bay bổng làm cho vở kịch vừa sôi động và căng thẳng, quyết liệt, tính kịch được đẩy lên đến cực kiểm kiểm rồi hạ màn một cách tài tình.

Vở kịch là lời phê phán mạnh mẽ thói chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở nên phàm phu, thô thiển của con người; phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà không chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc trọn vẹn.

Vở kịch cung đồng thời phê phán tình trạng con người phải đống giả, không dám và không được sống thật với bản thân mình. Chính điều đó dễ dẫn đến nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do ham muốn danh và lợi.

  • Kết bài:

Hồn Trương Ba, da hàng thịt có ý nghĩa thời sự, xã hội và nhân văn sâu sắc: con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị thân thần cao quý.

Phân tích Hồn Trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang