thuyet-minh-cay-dan-ghi-ta

Thuyết minh về cây đàn ghi ta

Thuyết minh về cây đàn Ghi-ta.

  • Mở bài:

Cây đàn Ghi-ta là một nhạc cụ phổ biến trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, đàn Ghi-ta xuất hiện vào khoảng thế kỉ 19. Từ đó đến nay, đàn ghi-ta đã có những ước phát triển mạnh mẽ. Đàn Ghi-ta sớm trở thành nhạc cụ không thể thiếu trong các ban nhạc hôi và đời sống con người bình dân.

  • Thân bài:

Nguồn gốc cây đàn Ghi-ta.

Theo các ghi chép, đàn ghi-ta có thể ra đời cách nay khoảng 5000 năm. Từ đó đến nay, đàn ghi-ta đã không ngừng phát triển và ngày càng trở nên gần gũi với nhân dân khắp thế giới.

Ghi-ta bắt nguồn từ chữ Cithara. Có lẽ ý tưởng ban đầu bắt nguồn từ thanh âm của chiếc dây cung. Từ những tiếng bật với nhiều cung âm khác nhau, người ta đã nghĩ đến việc làm ra một chiếc đàn dây như ghi-ta. Đến thế kỉ 15, chiếc đàn ghi-ta đã khá hoàn thiện. Nhưng phải đến thế kỉ 19, từ những cải biến của nhạc công ví đại Jurado, cây đàn ghi ta mới thực sự trở thành nhạc cụ phổ biến, tiện lợi và hoàn hảo ghi-ta như ngày nay. Có thể nói cho đến ngày nay khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của ông.

Đàn ghi-ta là một loại nhạc cụ có phím và dây. Nó thường được dùng để đệm hát, hòa tấu hoặc độc tấu. Đàn ghi ta trong tiếng pháp là Guitare. Đàn Ghi-ta còn được biết đến với cái tên Tây Ban Cầm bởi do người Tây Ban Nha cải tiến và phát triển rộng rãi nhất.

Các loại đàn ghi-ta thường được sử dụng:

Từ lúc mới ra đời cho đến ngày nay, cây đàn Ghi-ta đã có những bước tiến đáng kể. Tùy thuộc vào sở thích hay cách chơi đàn của từng khu vực, người ta đã sáng tạo ra rất nhiều loại đàn ghi ta khác nhau:

Xét về cấu tạo có đàn ghi-ta phím lõm, ghi-ta điện, ghi-ta hai cần, ghi ta thùng, ghi-ta Hawai, ghi-ta 4 dây, ghi-ta 12 dây,…

Cây đàn ghi-ta có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 4 phần cơ bản: bộ dây, cần phiếm, bộ điều chỉnh dây và thùng. Ngoài ra, một vài loại đàn ghi-ta khác còn có các phần phụ như: bộ phận cắm điện, bộ phận tăng âm, dây đeo,…

Mỗi cây đàn ghi-ta thường có 6 dây căn bản. Đôi khi cũng có loại 4 dây hoặc 12 dây. Dây đàn được làm bằng kim loại mỏng, có âm vực cao để thoát âm khi gãy. Dây đàn còn được làm bằng nhựa, sợi cacbon hoặc sợi tự nhiên. Đây đàn có loại lớn, nhỏ tùy theo vị trí của nó trên cây đàn. Dây nhỏ có âm vực cao. Dây lớn có âm vực thấp hơn. Do liên tục bị tác động lực, dây dàn dễ bị dãn hoặc đút. Bởi thế, để có âm thanh chính xác phải thường xuyên điều chỉnh hoặc thay dây.

Bộ cần phím là bộ phận điều chỉnh âm trên cây đàn. Cần phím bao gồm: đầu đàn, lược đàn, bộ trục lên dây, dấu ngăn mặt phím, bộ phận cảm ứng âm, lưng ngựa, bàn phím âm. Bộ cần phím giúp người chơi điều chỉnh âm thanh dây đàn như mong muốn. Dựa trên tầng số phát âm của dây đàn, bàn phím được chia làm nhiều cung, bậc khác nhau. Bộ cần phím cồn giúp người chơi giữ cây đàn đúng tư thế, thuận lợi khi biểu diễn.

Bộ điều chỉnh là những nút vặn (thường là 6 nút vặn tương ứng với 6 dây đàn) được gắn trên đầu cần phím. Bộ điều chỉnh được làm bằng kim loại hoặc gỗ, gắn kết với dây. Bộ điều chỉnh giúp người chơi điều chỉnh độ căng của dây để phát ra âm vực chuẩn. Nhờ các ren giữ và khớp, bộ điều chỉnh không bị tuôn bật trở lại khi lên dây cho cây đàn.

Thùng đàn có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gãi dây đàn lập tức làm cho dây rung động phát ra âm thanh. Thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung động của dây đàn., làm cho lớp khí quanh mặt đàn dao động như tai ta nghe được. Tùy theo tầng số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.

Vai trò cây đàn ghi-ta trong nghệ thuật và đời sống con người:

Đàn ghi-ta vốn là sáng tạo độc đáo của người bình dân. Nó được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại nhạc cụ bởi tính đơn giản và tiện lợi của nó. Tiếng đàn nhộn nhiệp, phóng khoáng hòa lẫn trong những bước dậm nhảy. Từ lâu đàn ghi-ta đã tạo nên cuộc sống bình dị, tươi vui của người nông dân hồn hậu. Đó cũng là tiền đề đầu tiên tạo nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng của người Tay Ban Nha sau này.

Đến thế kỉ 20, cây đàn ghi-ta 6 dây thực sự đã tạo nguồn cảm hứng lớn cho các nhà sáng tạo. Cây đàn ghi-ta phát triển mạnh mẽ và rẽ hướng sang lĩnh vực mới như Rock, Jazz. Với cách chơi táo bạo, đàn ghi-ta biểu lộ những cảm xúc hào hứng, mãnh liệt nhất của con người. Tiếng đàn ghi-ta tỏ ra thắng thế trong việc chiếm lĩnh tình yêu của con người.

Cây đàn ghi-ta ở Việt Nam:

Cây đàn ghi-ta theo chân các cố đạo sĩ truyền giáo vào Việt Nam khoảng từ đầu thế kỉ 19. Nhưng phải đến đầu thế kỉ 20, người Việt Nam mới chơi đàn chuyên nghiệp. Sự chậm trễ này một phần do tính bảo thủ của nền văn hóa. Một phần do tính phóng khoáng của tiếng đàn chưa được chấp nhận trong đời sống tinh thân của đông đảo người Việt Nam lúc bấy giờ.

Những người chơi đàn ghi-ta đầu tiên chính là các nghệ sĩ cải lương. Nhận thấy tiếng đàn phù hợp với kiểu trình diễn, họ đã tạo ra cây đàn ghi-ta phím lõm, bổ sung vào hệ thống nhạc cụ cải lương. Phong trào chơi ghi-ta từ đây nổi lên khắp nơi. Đặc biêt là với trí thức, học sinh, sinh viên và nhiều người yêu âm nhạc. Bên cạnh dòng nhạc cổ điển, kiểu chơi ghi-ta mới cũng phát triển rầm rộ.

Chiếc đàn ghi-ta do người Việt Nam chế tạo cũng ra đời trong giai đoạn này. Nhiều người đã tỏ ra say mê trước sức thu hút của nó. Nhiều cơ sở sản xuất ra đời. Nhiều nghệ nhân đã tạo ra những cây ghi-ta phù hợp với lối chơi nhạc của dân tộc.

Không có loại đàn nào dễ sử dụng và hấp dẫn như đàn ghi-ta. Tiếng đàn cất lên mọi lúc, mọi nơi. Nó không cần phải có không gian thính phòng hay các phụ kiện phúc tạp. Với 6 dây đàn, âm thanh có thể vang lên bất cứ lúc nào. Nó phù hợp với mọi lứa tuổi. Đàn ghi-ta tỏ ra phù hợp với loại nhạc Bolero đằm thắm. Hay đôi khi lại vút cao với Rock.

Người Việt vốn yêu âm nhạc. Dù chậm trễ trong việc tiếp nhận đàn ghi-ta nhưng người Việt đã tạo ra một phong cách ghi-ta khá mới mẻ. Từ thành phố đến nông thôn, đàn ghi-ta đều có mặt. Trong những căn nhà nhỏ, người ta thấy cây đàn ghi-ta trênvách. Những đêm trăng sáng, tiếng đàn vang vọng khắp đồng ruộng, núi đồi. Đàn ghi-ta thực sự đi vào đời sóng tinh thần dân tộc. Người ta cũng đã quên nó là một loại nhạc cụ ngoại nhập nữa.

  • Kết bài:

Ngày nay, ghi-ta là một nhạc cụ không thể thiếu trong các đại nhạc hộ hòa tấu và trong đời sống nhân dân khắp thế giới. Có thể nói, cây đàn ghi-ta đã chuyển tải được đời sống tinh thần của con người. Tiếng đàn giúp nhân dân khắp thế giới tìm được một tiếng nói chung sâu sắc nhất.

Thuyết minh chiếc Áo Dài truyền thống Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang