Củng cố, mở rộng.
Câu 1. Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.
Trả lời:
* Giống nhau:
– Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn
– Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết
* Khác nhau:
Tiêu chí so sánh | Truyện thơ | Thơ trữ tình |
Khái niệm | Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do. | Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc. |
Đặc trưng | – Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh – Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau. | – Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm. – Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể. |
Hình thức | Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ. | Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn. |
* Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà em biết: Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Một mùa đông – Lưu Trọng Lư…
Câu 2. Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng hợp (ví dụ: Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.
Trả lời:
* Truyện Kiều – Nguyễn Du.
– Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ.
– Một số câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
…
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm.
* Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu.
– Tóm tắt: Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt.
– Một số câu thơ:
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
“Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.
[…]
Xem thêm: Tóm tắt truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Câu . Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.
Dàn ý cho đề bài:
Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
1. Mở bài:
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài:
– Giải thích: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống.
– Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống.
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập.
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng.
– Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân.
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt.
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi.
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải.
– Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan.
+ Sinh vật bị mất môi trường sống.
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết.
– Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân.
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc.
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng.
+ Sử dụng phương tiện công cộng.
3. Kết bài:
– Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch- đẹp.
Câu 4. Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?
Trả lời:
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:
– Tất cả các thành viên đều phải đóng góp ý kiến cá nhân.
– Mọi người xây dựng ý kiến trên tinh thần lắng nghe, nêu ý kiến và đi đến thống nhất quan điểm chung.
– Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.
– Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau.
– …
Xem thêm: