»» Nội dung bài viết:
Dàn bài: Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
I. Mở bài :
– Bài Thơ Sang Thu do tác giả Hữu Thỉnh được viết vài năm 1978 sau khi đất nước Việt Nam ta giải phóng được 2 năm. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu và những suy ngẫm về mùa thu của cuộc đời.
II. Thân bài :
Những cảm nhận tinh tế về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê (khổ thơ 1):
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
– Bức tranh thiên nhiên quê hương mang một vẻ đẹp đơn giản, bình dị mà động đến lòng người nhưng dường như lại trở nên khác lạ hơn qua các tín hiệu giao mùa từ từ được diễn ra một cách rõ rệt, chân thực nhất. Từ những hình ảnh như: hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ hay là những ngọn gió se se lạnh và những dòng sông, cánh chim, áng mây…
Mùa thu đến nhẹ nhàng nhưng hết sức rõ ràng. Cảm xúc nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng, đón nhận những tín hiệu sang thu bằng các giác quan: khứu giác, thị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn “hình như”… Từ láy “chùng chình” và phép nhân hóa làn sương khiến cho bức tranh buổi sớm nơi làng quê vừa êm đềm vừa như có hồn, bắt đầu những vang động xốn xang.
Khổ thơ thể hiện được cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những tín hiệu chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê lúc thu sang, đồng thời bộc lộ nét sang thu trong hồn người với tâm trạng hân hoa, mừng rỡ.
Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời rộng lớn (khổ thơ 2):
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
+ Đất trời trong cuộc chuyển giao mùa: sông dềnh dàng, chim bắt đầu vội vã, đám mây vắt nửa mình sang thu…
+ Nghệ thuật: đối, nhân hóa…(hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu)
+ Cảm nhận của nhà thơ hết sức tinh tế, tâm hồn nhạy cảm thể hiện sự gắn bó giao hòa với thiên nhiên và tình yêu tha thiết đắm say của thi nhân trước vẻ đẹp của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa.
– Không gian rộng mở, dấu hiệu mùa thu về rõ ràng hơn với : dòng sông dềnh dàng, cánh chim vội vã, đám mây trắng bồng bềnh,…
– Hình ảnh tràn trề sứ sống, chứa đựng ưu tư. Phép nhân hóa: “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu” mới lạ, độc đáo.
– Tâm trạng hân hoan, mừng rỡ, đón nhận mùa thu về.
Những chiêm nghiệm sâu sắc về sự vận động tất yếu của quy luật thời gian và đời người (khổ thơ 3):
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
+ Không gian mở rộng đến vô biên, xung đột mùa đẩy lên đỉnh cao: vẫn còn bao nhiêu nắng; đã vơi dần cơn mưa,… Cuộc xung đột âm thầm mà dữ dội giữa màu hạ và mùa thu: “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa” gợi nghĩ về những xung đột thường xảy ra trong cuộc đời mỗi con người.
+ Mùa thu được cảm nhận bằng những kinh nghiệm và suy tư sâu lắng bằng những hình ảnh vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”…
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời; “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đã từng trải. Từ đó nhà thơ muốn nói con người lúc sang thu không còn bồng bột mà sâu sắc chín chắn hơn có bâng khuâng, bồi hồi nhưng bình tĩnh, chín chắn trước những giông tố cuộc đời.
⇒ Khổ thơ cuối không chỉ khắc họa bức tranh giao mùa từ hạ sang thu mà còn ẩn chứa những suy tư sâu sắc về quy luật cuộc đời, con người. Thiên nhiên vào thu, hồn người cũng sang thu. Nhận ra bài học từ thiên nhiên Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: khi con người trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sẽ không còn bất ngờ trước những biến cố, đổi thay của cuộc đời, bình tâm đón nhận tất cả.
Nhận xét, đánh giá:
– Tác giả đã cảm nhận được và đã phác họa ra những hình ảnh giao mùa đơn giản mà xinh đẹp đó vào bài thơ và đã gợi lên được những hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ xinh đẹp khi thu sang. Bằng sự sáng tạo, những hình ảnh được miêu tả lại một cách mới mẻ mà lại gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc mùa thu khi giao mùa.
– Bài thơ được tác giả sự dụng bằng những nghệ thuật ngôn từ chính xác làm cho bức tranh khi thu về trở nên sinh động và vui tươi, háo hức hơn. Bài thơ về bức tranh trong khoảng khắc giao mùa đó được tác giả phác họa bằng những khổ thơ làm cho người đọc có thể tưởng tượng ra những cảnh đẹp đó bởi những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng mà tác giả đã viết ra khi chứng kiến trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian trôi qua khi mùa thu sang.
– Tác giả đã bày tỏ được những cảm xúc, vẻ đẹp sinh động mà lại bình dị, xúc động trước bức tranh thiên nhiên đó và được bày tỏ những cảm xúc của mình qua những khổ thơ của bài thơ nhằm mục đích muốn truyền đạt những cảm xúc ấy đến cho người đọc. Có thể so sánh với các sáng tác khác nhau có cùng đề tài để khẳng định lại những ấn tượng, cảm xúc trước và sự độc đáo của bài thơ và tác giả.
– Với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu sức biểu cảm, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ…”Sang thu” của Hữu Thỉnh là một thi phẩm hay viết về mùa thu trong văn học Việt Nam.
– Bài thơ phác họa bức tranh thiên nhiên đẹp ở thời điểm giao mùa, thể hiện tình yêu tha thiết với thiên nhiên và những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời. Bài thơ bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước cho mỗi người Việt Nam
III. Kết bài:
– Bài thơ sang thu đã được Hữu Thỉnh góp phần làm cho thơ Việt Nam thấy những tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, sâu sắc của nhà thờ Hữu Thỉnh. Bằng những ngôn từ trong sáng, giàu sắc gợi cảm cùng với các biện pháp như ẩn dụ, nhân hóa và sử dụng từ láy đã thể hiện được những cảm nhận, cảm xúc tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, qua đó tác giả đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả đối với qua hương Việt Nam trong khoảnh khắc thu sang.