dan-bai-so-sanh-hinh-tuong-tnu-rung-xa-nu-nguyen-trung-thanh-va-huan-cao-chu-nguoi-tu-tu-nguyen-tuan

So sánh vẻ đẹp hình tượng Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Cảm nhận của vẻ đẹp hình tượng Tnú (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành). Từ đó liên hệ với hình tượng Huấn cao(“Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân) để làm rõ vẻ đẹp bi tráng của hai nhân vật.


I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Tác giả: Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Tuân.
+ Tác phẩm: Rừng xà nu và Chữ người tử tù.
+ Hình tượng nhân vật: Tnú và Huấn Cao.

– Hình tượng Tnú được tác giả tập trung khắc họa như là hình tượng trung tâm của “Rừng xà nu” hội tụ nhiều phẩm chất và mang vẻ đẹp bi tráng.

II. Thân bài:

1. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú:

a. Giới thiệu lai lịch nhân vật:

– Chàng trai Tây Nguyên,sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Mồ côi cha mẹ từ nhỏ được dân làng nuôi dưỡng,thuộc bản làng Xô-Man,dân tộc Strá

b.Vẻ đẹp của hình tượng Tnú:

Trong quan hệ với dân làng:

+ Khác với A phủ (“Vợ chồng A phủ”-Tô Hoài) mới 10 tuổi đã tự mình bươn chải,kiếm sống, Tnú được dân làng cưu mang,đùm bọc sống trong vòng tay yêu thương của mọi người nên Tnú gắn bó với bản làng bằng tình yêu ruột thịt. Điều này được biểu hiện qua chi tiết: Sau ba năm tham gia “lực lượng”, dù cấp trên chỉ cấp phép cho về một đêm thôi nhưng Tnú vẫn thực hiện trọn vẹn chuyến về phép ấy và thái độ chào đón của dân làng.

Trong tình yêu sâu sắc đối với vợ con:

+ Tnú xé đôi tấm dồ của mình để Mai dùng làm tấm choàng địu con

+ Khi chứng kiến cảnh bọn giặc tra tấn vợ con:Từ chỗ ẩn nấp, Tnú đã xông ra và “nhảy xổ vào giữa bọn lính”bất chấp trong tay không tấc sắt,bất chấp đòn thù và sinh mạng của bản thân.

Trong mối quan hệ với cách mạng:

+ Tham gia công tác cách mạng khi còn là một cậu bé,làm công tác giao liên,tham gia công việc tiếp tế,nuôi giấu cán bộ,được anh Quyết-cán bộ cách mạng dạy chữ.Mặc dù học chữ còn chậm thua Mai nhưng Tnú đã rất cố gắng,tự trừng phạt mình để quyết tâm theo đuổi với tâm nguyện có được cái chữ thì mới làm được cách mạng

+ Cách mạng là nguồn lực,là lẽ sống của cuộc đời Tnú. Khi còn tuổi thiếu niên,rơi vào tay giặc,bị tra tấn dã man nhưng Tnú nhất quyết không khai báo,tự thừa nhận mình là “cộng sản”;khi đã đến tuổi trưởng thành ,trước tận đòn tra tấn tàn khốc của kẻ thù “mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” nhưng Tnú nhất quyết không kêu dù“răng anh đã cắn nát môi anh”

+ Biểu hiện rõ nhất lí tưởng cách mạng của Tnú : Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vẫn gia nhập “lực lượng”, hòa mình vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.

c. Đánh giá chung về hình tượng nhân vật.

– Hình tượng Tnú được xây dựng bằng bút pháp vừa hiện thực,vừa lãng mạn,giàu tính lí tưởng

– Là hình tượng tiêu biểu nhất cho những phẩm chất của lớp thanh niên Tây Nguyên thời chống Mỹ

2. Liên hệ với hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm rõ vẻ đẹp bi tráng của hai nhân vật:

a. Giới thiệu về Huấn Cao:

– Huấn Cao là hình tượng kết tinh vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của lớp người thuộc về một thời vang bóng,thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và vẻ đẹp con người.

+ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài ba. Ông là nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật thư pháp. Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa Quản ngục và thơ lại. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời

+ Huấn Cao là con người của khí phách hiên ngang, bất khuất. Khí phách hiên ngang thể hiện trong cuộc nói chuyện của quản ngục. Ông có lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ, không khuất phục trước cường quyền. Huấn Cao mang khí phách của một người anh hùng.

+ Huấn Cao là người mang thiên lương đáng trọng. Tâm hồn Huấn Cao trong sáng, cao đẹp, trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân. Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ. Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. Huấn Cao là hình tượng hài hòa giữa một anh hùng bà người nghệ sĩ, có một thiên lương trong sáng.

b. Vẻ đẹp bi tráng về hai hình tượng:

Hình tượng Huấn Cao:

– Huấn Cao vẫn giữ thái độ lạc quan trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù “trung chuyển”;thản nhiên nhận rượu thịt từ quản ngục mà không hề có chút gợn lòng,tỏ rõ thái độ “ngất ngưỡng”khi đối mặt với gian khổ,hiểm nguy.

– Nhận ra tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”của quản ngục ,Huấn Cao nhận lời cho chữ.Cảnh cho chữ diễn ra trong không khí trang trọng,thiêng liêng bất chấp ngoại cảnh khắc nghiệt.

– Bình thản đón nhận cái chết.

Hình tượng Tnú:

Vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú thể hiện xuyên suốt cuộc đời anh .

– Tuổi thiếu niên bị giặc bắt,bị tra tấn nhưng Tnú không khai;sau đó vượt ngục thành công.

– Tuổi trưởng thành :vợ con bị sát hại,bản thân anh bị tra tấn tàn khốc,mỗi ngón tay chỉ còn lại hai đốt – kẻ thù nhằm tiêu diết ý chí cầm giáo mác của anh nhưng không thể ngăn anh cầm súng-Trong một trận đánh ,với đôi bàn tay không còn lành lặn,Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc khi nó cố thủ trong hầm.

3. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện về vẻ đẹp bi tráng của hai hình tượng:

Tnú và Huấn Cao vừa có điểm giống và khác nhau. Hai hình tượng được xây dựng đều dựa vào nguyên mẫu nhưng Nguyễn Tuân thiên về bút pháp lãng mạn, Nguyễn Trung Thành thiên về bút pháp hiện thực.

Hình tượng Tnú:

+ Số phận Tnú là số phận cá nhân của một con người nhưng gắn liền với số phận của cộng đồng. Bi kịch của Tnú là bi kịch của cộng đồng, là nỗi đau chung của những người dân mất nước. Cách xây dựng kết cấu này làm cho câu truyện mang đậm tính sử thi hùng tráng.

+ Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.

+ Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.

Hình tượng Huấn Cao:

+ Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.

+ Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.

+ Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổ thương kim.

III. Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của hình tượng nhan vật trong hai tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang