DĨ Ý NGHỊCH CHÍ (以意逆志): Thuật ngữ dùng trong lý luận thơ ca, trỏ sự tìm hiểu ý đồ sáng tác của tác giả qua nội dung thực tế của tác phẩm. Xuất xứ từ sách “Mạnh Tử” thiên “Vạn Chương thượng”: “Cố thuyết thi giả, bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí, thị vi đắc chi” (Cho nên, người làm thơ, không dùng văn để hại lời, không dùng lời để hại chí. Phải dùng ý mà đón lấy chí như vậy mới được. Có người giải thích câu này là: dùng ý của mình mà đón lấy cái chí của thi nhân (Triệu Kỳ , “Mạnh Tử chú sớ”). Thực ra thì ý của Mạnh Tử yêu cầu người đọc không nên chấp vào nghĩa của câu chữ riêng lẻ trong tác phẩm, mà nên từ toàn bộ nội dung thực tế của bài thơ mà bình luận, mục đích là ở chỗ “từ ý của người xưa mà tìm hiểu cái chí của họ” (Ngô Kỳ – Thời Lục Triều). Phải căn cứ vào cả bài thơ mà bình luận về thơ, không nên đoạn chương thủ nghĩa). Quan niệm này có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau, trở thành một nguyên tắc quan trọng trong phương pháp phê bình văn học truyền thống