»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
(Lê Hồng Lâm)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Lê Hồng Lâm.
– Lê Hồng Lâm sinh năm 1977 tại Quảng Trị. Là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Việt Nam.
2. Tác phẩm.
– Xuất xứ: In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018.
– Bố cục 3 phần:
+ Phần 1 (đoạn 1,2) nội dung: giới thiệu thông tin chung về bộ phim: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, giải thưởng mà bộ phim đạt được; nhận xét khái quát về bộ phim.
+ Phần 2 (đoạn 3,4,5,6) nội dung: Tóm tắt nội dung, nhận xét về những thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, diễn xuất của diễn viên,…trong bộ phim.
+ Phần 3 (đoạn 7) nội dung: Khẳng định giá trị của bộ phim.
* Tóm tắt:
– Mẹ vắng nhà là một bộ phim thiếu nhi xuất sắc của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Bộ phim từng đoạt giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam vào năm 1980.
– Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.
– Thành công của Mẹ vắng nhà là nhờ khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.
– Không chỉ thành công trong mô tả sinh hoạt của những đứa trẻ vắng mẹ và bối cảnh làng quê vùng sông nước Nam Bộ, Nguyễn Khánh Dư còn để lại dấu ấn về tài năng đạo diễn qua những cảnh tưởng tượng hay giấc mơ qua góc máy lãng mạn bay bổng và giàu hình tượng của một đạo diễn vốn xuất thân từ quay phim.
– Ngoài diễn xuất của nữ diễn viên Ngọc Thu trong vai chị Út Tịch, dàn diễn viên nhí nghiệp dư cũng là linh hồn làm nên thàn công của bộ phim.
– Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Xác định thông tin cơ bản và mục đích của văn bản.
– Thông tin cơ bản của văn bản là giới thiệu bộ phim Mẹ vắng nhà: Bộ phim là một câu chuyện tuyệt vời về đề tài chiến tranh khốc liệt, qua câu chuyện giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc sống gian khổ thời kì chiến tranh.
– Những thông tin trên được thể hiện qua những chi tiết: Mở đầu hình ảnh hạnh phúc của chị Út đang quay quần cạnh đàn còn thơ bên nhà tranh đơn sơ; chị là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, một người mẹ phải để các con thơ ở lại để lên đường đi làm nhiệm vụ; Chị Bé thay mẹ làm những việc lớn, chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em và dạy dỗ chúng, chị như đóng vai một người mẹ thực thụ; Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe.
– Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích: tạo dựng lại không khí, bối cảnh về những năm tháng chiến tranh, đồng thời thể hiện tâm lí của những đứa trẻ khi mẹ đi tham gia kháng chiến chống giặc. Thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, là tài liệu để tìm về quá khứ anh dũng, kiên cường.
2. Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) trong văn bản.
– Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần thể hiện mục đích viết của tác giả: Giúp cho phần nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn, tóm gọn nội dung của bộ phim và đặc biệt gây sự tò mò cho người nhìn, kích thích các giác quan và cảm nhận của người đọc.
III. Tổng kết.
– Nội dung: “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. Bài viết đưa ra thông điệp: Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp gáp .Chúng ta hiện nay luôn tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn, thuận tiện cho bản thân. Nhiều khi cách sống vội làm cho con người đánh mất nhiều thông tin, nhiều giá trị cao cả.
– Nghệ thuật: