»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Tốt-tô-chan: Khi trẻ con lớn lên trong tình yêu thương
(Theo Phạm Ngọ)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
1. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Phạm Ngọ.
2. Tác phẩm.
– Xuất xứ: Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/totto-chan-ben-cua-so-khi-tre-con-lon-len-trong-tinh-thuong-a1417059.html, ngày 06/9/2022
– Bố cục 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách
+ Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của cuốn sách
+ Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Thông tin cơ bản của văn bản.
-Thông tin cơ bản của văn bản: giới thiệu câu chuyện về cô bé Totto-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô; ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này: giáo dục dựa trên tình yêu thương và tôn trọng trẻ.
– Thông tin ấy được thể hiện qua nhiều chi tiết. Ví dụ: ngôi trưởng có các toa tàu, chi tiết giải thích thành ngữ “bên cửa sổ”, chi tiết thầy hiệu trưởng lắng nghe câu chuyện của Totto-chan, học sinh được tham gia nhiều hoạt động, học sinh không bị chê trách, la rầy, lời khen tặng của thầy hiệu trưởng cho Tốt-to-chan, ảnh minh hoạ bìa sách…
2. Vai trò hình ảnh bìa sách trong văn bản.
– Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản giúp học sinh cảm nhận được hình ảnh cô bé Totto-chan, tăng sức thu hút với người đọc.
3. Mục đích viết văn bản.
– Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giới thiệu cuốn sách và lan tỏa ý nghĩa của phương pháp giáo dục trẻ em rất tiến bộ của thầy hiệu trưởng trường Tô-mô.
– Những đặc điểm của văn bản góp phần đạt được mục đích này là: (1) cấu trúc VB; (2) sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; (3) sự kết hợp giữa phương thức thuyết minh và tự sự.
III. Tổng kết.
– Nội dung: Văn bản miêu tả về hành trình ước mơ của những đứa trẻ và sự thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.
– Nghệ thuật: