Đóng vai nhân vật bác Ba kể lại lần về phép thăm nhà của ông Sáu truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
Chiến tranh là thứ có thể gây nên cảnh chia ly, phá hủy mọi sự sống, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Chiến tranh là sinh ly tử biệt, mới gặp đây thôi mà ngày mai đã mãi mãi không còn được trong thấy nhau nữa. Lời hứa cứ dài theo thời gian, thử thách con người đến cùng kiệt. Mỗi lần nhìn thây cây lược ngà ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy.
Trong những ngày hoà bình vừa lập lại, tôi cùng anh sáu về thăm gia đình anh. Anh Sáu là kháng bộ kháng chiến, sớm thoát ly gia đình lên cứ. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Bảy năm sau, chính là lần ấy, khi con lên 8 tuổi, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con.
Anh Sáu ngồi tư lự trên xuống, nét mặt đăm đăm nhìn dòng nước rẽ đôi bên, tôi hiểu anh đang nghĩ về con. Chắc anh đang hình dung khi về tới nhà, con bé sẽ hét lên vui sướng ôm choàng lấy cổ anh. Sau bao năm xa cách, tình cảm cha con tróng vắng bấy lau được lấp đầy. Thế nhưng, thực tế lại không như mong ước. Anh Sáu về đến nhà, rất vội vã, anh nhảy lên bờ khi trong thấy con, con bé lại hoảng sợ bỏ chạy vào nhà. Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn, hụt hẫng khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
Suốt những ngày ở nhà, anh chỉ mong mỏi con bé gọi một tiếng ba nhưng nó nhất quyết không nghe. Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Mẹ nó có giải thích, có dọa đánh, nó im, không nói gì. Tôi và anh Sáu tìm đủ mọi cách để nó gọi ba nhưng đành chịu. Con bé bướng bỉnh và cứng đầu ghê gớm. Bất lực, anh Sáu ngòi nhìn con bé, nước mắt rưng rưng.
Trông bữa cơm, anh ân càn gắp cho con gái một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó thật đau. Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá bỏ vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Ngày mai anh Sáu phải đi, đó là đêm cuối cùng của hai anh chị, chị cũng không muốn bắt nó về.
Thế là hết, mọi hy vọng đều tiêu tan. Chúng tôi không hiểu vì sao con bé không chịu gọi anh Sáu là ba và cũng không còn cách nào để bắt con bé làm điều đó. Ba ngày phép ngắn ngủi trôi qua trong hối tiếc. Dù rất bối rối nhưng tôi và anh Sáu cũng phải sắp xếp trở về đơn vị cho kịp lúc.
Thế nhưng, cuộc sống thật kì diệu, ngay trong lúc bế tắc, một sự khơi mở cũng đủ làm sáng bừng bao hy vọng, vỡ òa hạnh phúc, lấp đầy những tổn thương vốn đã quá sức chịu đựng. Buổi sáng hôm ấy, người thân đưa tiễn chúng tôi trên bến sông thật đông. Anh Sáu ngậm ngùi nhìn con bé đang đứng nép sau cánh cửa, nghẹn ngào nói: Ba đi nghe con. Bất ngờ, con bé thét gọi một tiếng “ba” thật lớn, thật dài, nước mắt dàn dụa. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt ba nó, vừa khóc nức nỏ, không cho ba nó đi. Anh Sáu hạnh phúc quá, không nói nổi nên lời. Anh nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Tôi đứng lặng im suy nghĩ về điều bất ngờ này. Thì ra, đêm qua, bà ngoại đã giải thích cho con bé hiểu cái vết sẹo to tướng trên mặt anh Sáu. Chỉ vì một “điểm lạ” ấy mà con bé đã cự tuyệt anh mấy ngày nay. Giờ nó hiểu rồi, nó càng thương, càng tự hào về ba nó hơn.
Con bé nhất quyết không cho anh đi, nó muốn anh ở nhà. Anh hứa đi sẽ trở về nó cũng không chịu. Bà ngoại phải dỗ dành mãi, hứa ba vè sẽ mua cho cây lược nó mới nghe. Thế rồi, chúng tôi lên đường trong niềm hân hoan khác lạ. Mọi ưu tư bấy lâu đã được giải tỏa hết. Trong lòng anh Sáu vui như hội, tôi nhận ra điều ấy trên khuôn mặt hớn hở của anh suốt dọc đường.
Ở chiến khu, suốt ngày anh Sáu lại mong nhớ con. Một lần, có đồng chí nhặt được khúc ngà voi mang về, anh Sáu mừng vui vô cùng. Anh tỉ mỉ cắt khúc ngà ra từng miếng nhỏ rồi làm thành cái lược. Anh làm say mê, hết sức tỉ mỉ. Làm xong, anh chải chải lên mái tóc để cái lược thêm bóng rồi ấp ủ trong lòng, mong ngóng một ngày được trở về, tận tay trao món quà ấy cho con.
Thế nhưng, cuộc sống thật trớ trêu, mong ước ấy chưa thực hiện được thì anh Sáu đã hi sinh. Trong một trận càn lớn của địch, anh Sáu trúng đạn vào ngực, trước lúc trút hơi thở, anh cũng kịp trao lại cây lược ấy cho tôi và dặn tôi phải gửi được cho con gái của anh, anh mới mãn lòng. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh: – Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
Thời gian thắm thoát trôi đi, cuộc chiến mỗi ngày một căng thẳng, lúc ấy, tôi không thể trở về trao cho bé Thu chiếc lược ngà, món quà cuối cùng của cha nó. Mãi đến mấy năm sau, trong một chuyến đi công tác ở vùng tạm chiếm, tôi đã tình cờ gặp Thu tại một trạm giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Lúc này Thu đã thành một cô giao liên dũng cảm, dẫn đoàn cán bộ vượt qua đoạn đường nguy hiểm. Tôi đã thực hiện được nguyện vọng cuối cùng của người đồng đội cũ (ông Sáu), trao tận tay cho Thu chiếc lược ngà. Thu nhận chiếc lược, nghe tôi kẻ, nước mắt nghẹn ngào.