»» Nội dung bài viết:
“Dù là nơi núi cao, biển xa hay nơi chân trời góc bể nhưng những người lao động vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc”.
Dựa vào hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới.
- Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu được vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Thân bài:
1. Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác:
– Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi.
– “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế của các tác giả. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao đẹp.
2. Phân tích – chứng minh:
a. Công việc và điều kiện làm việc của họ: đầy gian khó, thử thách.
– Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm.
– Trong “Lặng lẽ Sa Pa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc…
b. Tinh thần lao động: nhiệt tình, âm thầm và hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.
– Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
“Ra đậu dăm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
– Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát. Họ đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
– Công việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
– Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với ông họa sĩ).
c. Con người lao động mới: sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
– Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm xong người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai “huy hoàng”.
– Lí tưởng sống của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
– Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
3. Đánh giá:
– Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
- Kết bài:
– Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng.