Giáo án Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
NỘI DUNG:
Đọc hiểu:
- Ban đã biết gì về sóng thần?
- Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?
Độc mở rộng:
- Mùa xuân II (Nguyễn Bính) .
- Những điều bị ổn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp).
Tiếng Việt:
- Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
Viết:
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Nói và nghe:
- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.
BÀI 2. NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU.
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại, đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, sơ đồ.
– Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
– Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Bước đầu viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nêu được những thông tin quan trọng, mạch lạc, thuyết phục
– Nghe và nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó
c. Phẩm chất:
– Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
- Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi phát vấn: Sự kì bí của thế giới tự nhiên gợi cho em suy nghĩ gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS chia sẻ cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những bí ẩn của thiên nhiên và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.
- Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.
- Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 30) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. – GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng. | I. Giới thiệu bài học. – Chủ đề 2: Em đã bao giờ tự hỏi: Bầu trời đêm chứa đựng điều kì diệu gì và trong lòng đại dương có những hiện tượng bí ẩn nào mà chúng ta chưa biết đến? Nhật thực khác với nguyệt thực như thế nào? Vì sao đàn chim lại bay theo hình chữ V?….Thế giới tự nhiên chứa đựng bao điều bí ẩn đang chờ chúng ta khám phá. – Những văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên trong bài học này sẽ đưa em vào hành trình thú vị để khám phá những bí ẩn của thế giới vốn rất đẹp và phong phủ quanh ta.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên; cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu; làm quen với đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, đặc điểm và chức năng
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên + Hãy kể tên một số hiện tượng tự nhiên mà em biết? + Em hãy nêu cách hiểu của mình về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. – HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 31) về cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS ghi chép tóm lược cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận – GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
| II. Tri thức Ngữ văn. 1/ Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên. + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng + Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết thúc (không bắt buộc): thưởng trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích – Cách sử dụng ngôn ngữ thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa li, sinh học, thiên văn học…), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ: vỡ, phun trào, mọc, chuyển động, xoay….), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kể tiếp, tiếp theo,..) 2. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu – Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể: + So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí. + So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng. – Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu. 3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. – Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn. + Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. + Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. + Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. + Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. |
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG.
- Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.
- Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.
– GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.
+ Soạn bài: Bạn đã biết gì về sóng thần?
Tiết…..
VĂN BẢN 1.
BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ SÓNG THẦN?
I. MỤC TIÊU.
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– HS chỉ ra và phân tích được tác dụng của việc sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến hiện tượng sóng thần.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
c. Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Em biết gì về sóng thần?
- Nội dung: GV cho HS xem video và đặt câu hỏi phát vấn.
- Sản phẩm: Chia sẻ của HS .
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu video về sóng thần: https://youtu.be/gLJzL02EI5s
– GV đặt câu hỏi: Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận.
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Em đã biết gì về sóng thần.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Em đã biết gì về sóng thần”.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Em đã biết gì về sóng thần?
- Tổ chức thực hiện:
(Còn nữa………………………………………………………………….)
Tải bản word đầy đủ: