Cảm nghĩ về hành động phản kháng tất yếu của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Mở bài
Tiểu thuyết “Tắt đèn” là lời phê phán kịch liệt bộ mặt thối nát và tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến ở nước ta trước Cách mạng. Tác phẩm cũng là tấm lòng cảm thông, thương cảm của nhà văn trước những cảnh đời éo le, sự tiếc thương cho những kiếp người bị dồn vào bước đường cùng của lề xã hội. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của một tính cách nhất quán của nhân vật chị Dậu. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đáy tới chân tường, thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Thân bài
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mở đầu những xung đột kịch liệt giữa bọn quan sai thống trị và người nông dân lao động cùng khổ. Nổi bậc và gây chú ý trong đoạn trích là hình ảnh của bọn sai nha, những kẻ tàn bạo, không có tính người. Ở đâu và lúc nào thì sự xuất hiện của chúng cũng đồng nghĩa với tai họa đối với người nông dân khốn khổ. Bọn chúng, những kẻ vô lương, chính là sứ giả của bóng tối, của tai ương và sự đau khổ. Không có cái gì khác, bọn chúng là hiện thực của trật tự xã hội tàn nhẫn, đày dọa con người.
Tác giả đã chú trọng đến việc khắc họa chân thực và đậm nét hình ảnh tên cai Lệ. Cai lệ rõ ràng là một tên tay sai chuyên nghiệp. Nghề của hắn là đánh người, trói người. Hắn mẫn cán là thành thạo. Mất hết tính người, hắn là một con dã thú.
Trong hệ thống cai trị thực dân phong kiến, cái chức cai lệ cũng chẳng có gì to tát cả. Thế nhưng, hãy xem thái độ của hắn khi xông đến nhành chị Dậu. Hắn tỏ ra ngang ngược, hống hách với hành động và lời lẽ đày tính đe dọa, quát tháo, dọa nạt người khác như thể ở dây hắn quyết định mọi thứ, kể cả sinh mệnh con người. Hắn kiêu căng, ngạo mạn, hách dịch đến cùng cực. Cai lệ đích thực là sản phẩm của chế dộ, do “nhà nước” đào tạo và trở thành một nhân vật đại diện cho bản chất, trật tự của chế độ của nhà nước tàn bạo ấy.
So với cai lệ, tên người nhà lí trưởng có vẻ nhút nhát hơn nhưng cũng không kém phần tàn ác. Hắn cũng sẵn sàng trói người, đánh người, bức ép con người đến bước đường cùng. Đối với hắn, mạng người cũng như cỏ rác, cũng không có cái gì khác tốt đẹp hơn cả.
Trong đoạn trích, tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, bắt bớ anh Dậu, hoặc đứng lên chống lại chúng và chấp nhận tai họa về sau để cứu chồng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt. Đó là sự vùng dậy của lòng yêu thương, của nhân tính, của itnhf người cao cả.
Lúc đầu, chị “cố thiết tha” van xin theo kiểu mềm nắn rắn buông, mong chúng rũ lòng thương mà tha cho kẻ khốn khó. Van xin là cách duy nhất để “mong” hai tay sai tha cho anh Dậu. Đây là sự nhịn nhục của kẻ dưới. Bởi chị biết thân biết phận hèn mọn của mình, không dám cãi lại hoặc làm trái kẻ có chức quyền. Đó cũng là cách ứng xử tự nhiên của người nông dân thấp cổ bé họng tước cường quyền, ác bá xưa nay.
Trước sự hách dịch và tàn bạo của cai Lệ, ch Dậu bắt đầu có những phản kháng. Đầu tiên là bằng lời lẽ phân bua. Sau đó là thái độ cứng rắn. Cuối cùng là ra tay đánh lại.
Khi tên cai lệ hùng hổ xông tới chỗ anh Dậu, không van xin được, chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng. Đó cũng là sự cảnh báo đầu tiên của mọt người đàn bà đã bị dồn ép vào thế khó. và chắc chắn đó chưa phải là hành động cao nhất, quyết liệt nhất. Bọn chúng đã không nghe, sấn tới quyết bắt trói anh Dậu cho bằng được. Như dòng nước bị bức bí bấy lâu, cơn giận và sự căm tức của chị Dậu lên đến tột đỉnh, bộc phát thành hành động: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.
Chị Dậu đã chuyển từ tư thế kẻ yếu sang tư thế của kẻ bề trên ngự trị: bà – mày. Sự căm giận, khinh bỉ kẻ thù dã lên đến tột độ. Và trong màn đấu lực xảy ra sau đó, chị Dậu đã toàn thắng.
Hành động phản kháng của chị Dậu xuất phát từ một qui luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu chồng thương con và sự căm phẫn đến tận xương tủy cái chế độ “ăn thịt người” tàn bạo của bọn cai trị thời bấy giờ. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.
Hành động phản kháng của chị Dậu là hành động tất yếu của người nông dân bị dồn vào bước đường cùng không còn có lối thoát. trước sự sống và cái chết, họ buộc phải phản kháng lại. Dĩ nhiên, chị thắng bọn chúng lúc này, giải cứu anh Dậu khỏi nguy kịch nhưng sau đó, chị vẫn bị bọn chúng đàn áp. Chung cuộc là chị vẫn thua chúng. Chị thua cái ché độ cai trị bề thế và đồ sợ sẵn sàng nghiền nát mọi sự phản kháng của con người. Thế nhưng, hành động của chị là một bài ca cỗ vũ cho tinh thần phản kháng của người nông dân mong muốn tìm thấy được một con đường giải phóng mình ra khỏi ngục tù tăm tối ấy.
- Kết bài:
– Với ngòi bút hiện thực sinh động, Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ. Nhà văn còn ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân nghèo khổ: giàu tình thương yêu và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
– Đây là một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật xung đột. Khắc hoạ nhân vật bằng kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói và hành động. Thể hiện chính xác quá trình tâm lí nhân vật. Có thái độ rõ ràng đối với nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
- Tóm tắt nội dung văn bản “Tức nước vỡ bờ”
- Cảm nhận hình ảnh nhân vật bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”
- Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Suy nghĩ về số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao