Kiến thức Ngữ văn Bài 8
(Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)
Bi kịch.
– Bi kịch thuộc thể loại kịch, mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại này về cốt truyện, ngôn ngữ, hành động kịch nhưng có những điểm khác biệt sau:
– Nhân vật chính trong bị kịch thường là nhân vật có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng và II tưởng đẹp đề nhưng phải đối đầu với màu thuẫn, xung đột không thể hoá giải hoặc sai lầm của chính bản thân và vì thế phải chấp nhận thất bại hoặc cái chết bi thảm như một tất yếu.
– Xung đột trong bi kịch có hai kiểu chính:
+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn. Ở đây, cần lưu ý là nhân vật ý thức được tình trạng này nhưng không khuất phục, không thoả hiệp trước nó cho dù phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
+ Xung đột nằm trong chính nhân vật. Trong trường hợp này, vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật đối đầu với phần bóng tối, với những sai lạc ngay trong nội tâm nhân vật. Điều đó khiến nhân vật phải trả giá bằng sự thất bại hoặc cái chết bi thảm.
– Trong thực tế, có thể cả hai kiểu xung đột trên đồng thời hiện diện ngay trong số phận, tính cách của một nhân vật. Tuy nhiên, vẫn có một kiểu xung đột nào đó giữ vai trò chủ đạo. Về cơ bản, Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia) và Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) thuộc kiểu xung đột thứ nhất; Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) và Trương Chi (Nguyễn Đình Thi) thuộc kiểu xung đột thứ hai.
– Hiệu ứng thanh lọc (catharsis): Thông qua việc nếm trải những xúc cảm sợ hãi, thương cảm, xót xa được đẩy đến cao độ khi chứng kiến cái chết bi thảm của nhân vật,người đọc, người xem nhận thức được những giá trị tốt đẹp, cảm phục và ngưỡng mộ những điều cao cả, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.
Xem thêm: