»» Nội dung bài viết:
Một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà mọi người thường đối mặt là phải thuyết trình trước đám đông. Không phải họ sợ đám đông mà họ sợ thất bại trong thuyết trình, thuyết trình không đủ sức thuyết phục, không đạt được mục đích. Theo thống kê thực tế, tỷ lệ phần trăm những người trưởng thành cảm thấy sợ hãi khi phải thuyết trình trước đám đông chiếm hầu như đa số.
Chắc chắn rằng sẽ có ít nhất một lần trong đời bạn được yêu cầu phải nói trước công chúng về một vấn đề gì đó. Có thể là một bài tiểu luận trước lớp, hoặc một buổi trình bày về đề tài nghiên cứu.
Thuyết trình khác với việc diễn thuyết trước công chúng. Thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người. Đó có thể là thuyết trình một đề tài khoa học trước một hội đồng hoặc thuyết trình trước hội nghị. Còn diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả.
Bạn không thể nói điều mà bạn không biết. Bạn không thể chia sẻ điều mà bạn không cảm thấy. Bạn không thể thể hiện điều mà bạn không có. Và bạn không thể cho thứ mà bạn không sở hữu. Để cho đi và chia sẻ, và để điều đó hữu ích, đầu tiên bạn phải có nó. Giao tiếp tốt bắt đầu bằng sự chuẩn bị tốt.
Để chuẩn bị cho việc thuyết trình thành công bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố. Ngoài việc chuẩn bị kĩ lưỡng vấn đề thuyết trình, yếu tố tâm lí là quan trọng nhất.
Hãy chọn đề tài một cách thông minh
Nếu bạn đang phân vân không biết chọn đề tài nào để thuyết trình thì hãy nghĩ đến những điều mà mình thích và không thích. Bạn hứng thú với việc gì? Có điều gì hay khiến cho bạn nổi giận hoặc thất vọng không?
Nếu bạn được cấp cho một danh sách các chủ đề để lựa chọn, đừng chần chừ mà hãy đăng ký thật sóm để tìm được đúng đề tài yêu thích. Nếu trường hợp, người hướng dẫn phân công cho thực hiện một đề tài mà bạn không hề biết gì, thì hãy nhớ là phải nghiên cứu kĩ về nó. Triển khai ý tưởng, am hiểu mọi điều cần thiết. Đến trước buổi thuyết trình, hãy chắc chắn rằng bản thân đã nắm bắt được cảm xúc rõ ràng về đề tài đã chọn.
Hãy luôn biết rõ mình cần nói cái gì trước công chúng
Hầu hết những bài diễn thuyết mang tính chất vĩ đại trong lịch sử là vì người diễn thuyết đã thực sự đặt trọn niềm tin vào những gì mà họ đang nói. Hoặc một số người đơn giản đã có sẵn tư chất tuyệt vời của diễn thuyết gia, dù bất kể nói về đề tài gì. Nhưng dù là ai đi nữa thì cũng đều có thể thực hiện một bài thuyết trình xuất sắc nếu thật sự nắm rõ về đề tài cộng thêm sự nhiệt tình. Chìa khóa của một bài thuyết trình thành công chính là chia sẻ được sự nhiệt tình đó đến với thính giả.
Để đến cuối buổi, có thể thính giả sẽ không hiểu kỹ về chủ đề như bạn, nhưng chắc chắn sẽ có cảm xúc tốt về nó thông qua sự nhiệt tình của bạn, và sẵn sàng tìm hiểu sáu hơn nữa.
Hãy chắc chắn bạn có thể làm chủ được cảm xúc của mình
Bạn đã thực sự thấu hiểu chính mình hay chưa, điều đó rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thấu hiểu và làm chủ được bản thân mình trong mọi hoàn cảnh bởi thành công và hạnh phúc luôn nằm ở trong bạn. Thành công của bạn phụ thuộc vào rất nhiều điều, nhưng chủ yếu là vào bạn. Quyết tâm để thành công, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại những khó khăn, trở ngại.
Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói. Bởi những người thấy phiền lòng chẳng có ý nghĩa, và những người có ý nghĩa sẽ không thấy phiền lòng. Người nghe chỉ đồng tình và ủng hộ bạn khi họ tìm kiếm ở bạn một sự tương đồng nào đó chứ không phải là luận điệu giả dối được thêu dẹt bởi những từ ngữ hoa mĩ.
Lên kế hoạch để thành công
Không ai chuẩn bị để thất bại. Thất bại chỉ là bước trì hoãn tậm thời để sẵn sàng đi đến thành công. Bốn bước dẫn tới thành tựu: Lên kế hoạch có mục đích. Chuẩn bị chuyên tâm. Tiến hành tích cực. Theo đuổi bền bỉ. Không có bí mật nào cho sự thành công. Thành công là kết quả của sự chuẩn bị kỹ càng, sự chăm chỉ và học hỏi từ thất bại.
Hãy chuẩn bị kỹ càng kết hợp với một vài mẹo vặt hữu ích, bạn sẽ không còn phái lo lắng khi bị yêu cầu thuyết trình. “Ba mục tiêu chính để nhắm tới khi nói chuyện trước công chúng: thứ nhất, đi vào chủ để, thứ hai, nám bát được chủ đề, và cuối cùng là đưa chủ đề vào lòng người nghe.”
Thất bại trong chuẩn bị cũng có nghĩa là chuẩn bị thất bại. Hãy nhớ rằng, hạnh phúc không phụ thuộc vào việc bạn là ai hay bạn có gì; nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn nghĩ gì. Vì vậy hãy bắt đầu mỗi ngày nghĩ về tất cả những gì bạn cần phải thấy biết ơn. Tương lai của bạn phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ của bạn ngày hôm nay. Vì vậy hãy nghĩ về hy vọng, lòng tự tin, tình yêu thương và thành công.
Lòng tự tin là yếu tố cốt lõi giúp bạn có thể đứng vững
Bạn có tự tin là mình hiểu rõ về đề tài và dư sức trình bày nó một cách trôi chảy không? Nếu thính giả đặt câu hỏi liên quan, bạn sẽ sẵn sàng đưa ra câu trả lời đã được chuẩn bị kỹ càng trước đó chứ? Cách trả lời những câu hỏi này thể hiện bài thuyết trình của bạn sẽ thành công đến đâu.
Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người với tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn. Hãy luôn hành động như thể bạn dến đây là để tạo ra sự khác biệt.
Cách tốt nhất là chuẩn bị tốt nhất để không còn hoảng loạn
Nguyên nhân chính khiến người ta cảm thấv sợ hãi khi thuyết trình trước công chúng là vì họ đã không chuẩn bị đầy đủ cho bài nói của mình – hoặc là do họ không biết phải làm thế nào để có thể truyền tải tốt bài thuyết trình đó. Hãy chuẩn bị để coa thể trình bày một bài diễn văn khơi được sự hứng thú và không thể quên trong lòng công chúng.
Chỉ cần nhớ không hoảng loạn dưới bất kỳ tình huống nào — thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng hoàn toàn có thể nắm bắt, học hỏi như bất kỳ kỹ năng nào khác, và nó sẽ càng trở nên dễ dàng hơn khi bạn thường xuyên thực hành đến thuần thục.
Hầu hết mọi người không biết mình can đảm đến thế nào. Thực ra, rất nhiều người có tiềm năng trở thành anh hùng, cả nam giới và nữ giới, lại sống cả đời tự ngờ vực bản thân. Giá họ biết mình có tiềm năng rất lớn, điều ấy sẽ cho họ khả năng tự tin tưởng bản thân để đối mặt với hầu hết các rắc rối, thậm chí cả trong những thời điểm khủng hoảng.
Khủng hoảng tâm lí trước khi thuyết trình cũng là một hiện tượng thường thấy, nhất là lần đầu tiên bạn làm việc đó trước một đám đông lớn và cần trình bày một vấn đề quan trọng. Hãy đứng vững trước khủng hoảng. Đừng để chúng quật bạn ngã! Hãy chiến đấu để giữ bình tĩnh… thậm chí hoàn toàn vượt lên khủng hoảng và biến nó thành cơ hội. Quyết không từ bỏ hình ảnh cái tôi.
Cho dù chuyện gì xảy ra, bạn cũng phải giữ được cái nhìn tích cực về bản thân
Cho dù chuyện gì xảy ra, bạn cũng phải giữ những thành công quá khứ trong trí tưởng tượng, sẵn sàng trình chiếu trên màn hình của tâm trí. Cho dù chuyện gì xảy ra, cho dù bạn đánh mất những gì, cho dù bạn phải chịu đựng những thất bại gì, bạn cũng phải tin tưởng vào bản thân. Như vậy, bạn sẽ có thể trụ vững trước khủng hoảng, với lòng can đảm và sự bình tĩnh, quyết không oằn mình; như vậy bạn sẽ không sụp ngã. Bạn sẽ có thể nâng đỡ chính mình.
Quan tâm và chia sẻ để kết nối bản thâm với công chúng
Nguyên nhân thường gặp ở những bài thuyết trình nhàm chán là do người diễn thuyết không quan tâm mấy đến đề tài mình đang nói. Thính giả là những người vô cùng nhạy cảm và sáng suốt. Họ luôn nhận ra được khi ai đó đang cố khỏa lấp thời gian, và không muốn tiếp tục lãng phí thời gian của họ.
Hãy thử nghĩ về những bài diễn văn tuyệt vời nhất mà bạn từng nghe trong đời. Điều gì khiến cho những bài nói chuyện đó để lại ấn tượng không thể quên? Có phải là do thái độ hay cách trình bày của người diễn thuyết, do nội dung của bài nói chuyện, hay cả hai? Tương tự như vậy, việc nhớ lại những buổi diễn thuyết không hay cũng khá hữu ích. Hãy thủ tự phân tích xem liệu những bài diễn thuyết nghèo nàn đó có điểm chung nào giống nhau?
Lợi ích của việc tập trung lắng nghe bài thuyết trình của người khác và chú ý đến tất cả những điểm tốt cũng như không tốt là để có thể rút ra kinh nghiệm học hỏi hữu ích cho bản thân.
Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. Cho đi cũng có nghĩa là được nhận lại. Có thể bạn sẽ không nhận lại được cái bạn đã cho đi nhưng cái bạn nhận lại có thể có giá trị tương đương hoặc lớn hơn. Bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn khi đem niềm vui cho người khác, bạn nên suy nghĩ nhiều về niềm hạnh phúc bạn có thể cho. Trong tất cả sự chia sẻ, thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất.
Martin Luther King Jr đã dành cả đời mình để vận động giành quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi. Vào năm 1963, ông đã có một bài diễn văn tuyệt vời tại Đại hội Quyển Bình Đẳng ở VVashington D.c, Hoa Kỳ. Khi diễn thuyết, ông có phong cách của một người chỉ huy, nhưng điểu cốt yếu khiến mọi người lắng nghe là vì ông nói về điều mà ông đặc biệt tin tưởng:
“Tôi ước mơ ràng một ngày nào đó quốc gia của chúng ta sẽ phát triền và sống với đúng ý nghĩa tín ngưỡng thực sự trong đó:… Tất cả mọi người đểu sinh ra có quyến bình đẳng như nhau.
Tôi ước mơ răng một ngày nào đó… con của những người nô lệ và con của những người chủ sở hữu nô lệ trước đây sẽ có thể ngổi cùng với nhau chung một bàn như anh em…
Tôi ước mơ rầng bân đứa con nhỏ của mình, một ngày nào đó sẽ được sống trong một đất nước nơi mà chúng được đánh giá nhìn nhận không phải bởi màu da bên ngoài mà bởi chính đức tính của chúng.
Hiện tại tôi vẫn ước mơ vê những điểu đó.”
theo Theki.vn