Lão Hạc là một lão nông đáng kính bởi phẩm hạnh một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con
- Mở bài
Lão Hạc là truyện ngấn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Truyện không những phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn là cả là đã nêu bật được hình ảnh nhân vật lão Hạc, một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu giàu, lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Cuộc đời và sốp hận bi thương của nhan vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảm thương và mến phục.
- Thân bài
Tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc.
Vợ lão Hạc chết sớm, lão sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Việc con trai không có đủ tiền lấy vợ, quẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền khiến lão vô cùng đau xót và dằn vặt.
Lão đối xử rất tử tế với con Vàng – kỉ vật duy nhất của người con trai – như một dứa con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu. Cái bát ấy lúc nào cũng sạch sẽ và cất giữ cẩn thận. Lão ăn gì thì nó ăn nấy. Lão nâng niu, bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều chuộng đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn, lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao.
Đến khi túng quẫn, lão phải đứt ruột khi bán con chó. Một việc làm khiến lão vô cùng ân hận. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng vô cùng. Khi kể lại câu chuyện bán chó với ông giáo mà lão không cầm được nước mắt.
Lão Hạc là người có lòng tự trọng: Tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình.
Trong làng, trong xóm, chưa bao giờ lão làm phiền lòng một ai. Cuộc sống cơ cực, đói khổ nhưng lão một mình tự vượt qua. Trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão ăn phạm vào số tiền dành dụm của con. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định đi đến cái chết sau đó.
Lão Hạc đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Lão không muốn mang ơn ai vì đối với lão ai có ơn thì phải trả. Thế nhưng, lão biết, lão không thể nào trả được. Tuổi già và bệnh đâu đang vắt kiệt từng ngày sinh lực của lão.
Đến khi chết, lão cũng quyết giữ gìn cái danh dự của lão đù đó là cái chết không lấy gì làm danh dự cho lắm. Mặc dù vậy, lão vẫn đạt được nguyên tắc mà lão luôn tuân thủ: không làm phiền người khác. Tiền lo cho hậu sự lão đã gửi cho ông giáo rồi, trăm sự lão nhờ ông giáo lo. Lão chết ngay trong chính ngôi nhà của lão.
Nam Cao đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách nói chung. Đối với với họ, không có gì đáng quý hơn gia đình, danh dự.
- Kết bài
Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một người nông dân cao quý, một lão nông đáng kính với đức tính đôn hậu và rất giàu lòng tự trọng. Cái tự trọng của lão Hạc không khỏi khiến ta ngậm ngùi, thương xót.
»»» Xem thêm:
Sau sắc lắm.
Giờ mới biết, ra là như vậy. Lão Hạc là một người cha tốt.